CCB Bùi Xuân Mầm, xã Nam Thượng (Kim Bôi) tích cực tham gia công tác Hội và các phong trào hoạt động của địa phương.
(HBĐT) - Hơn 9 năm làm Chủ tịch Hội CCB huyện, ông Bùi Xuân Mầm ở thôn Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã mang hết tâm huyết và lòng nhiệt tình của mình tham gia vào công tác Hội và các phong trào hoạt động của địa phương. Với sự tận tụy, mẫu mực trong công việc, tích cực vận động hội viên phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, ông luôn được đồng đội và nhân dân yêu mến.
Sau những năm tháng tham gia chiến đấu giải phóng nước bạn Lào, ông Bùi Xuân Mầm trở về quê hương và luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Do năng nổ, nhiệt tình trong công tác, năm 1990, ông được cấp uỷ, chính quyền tin tưởng giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội CCB huyện. Trên cương vị được giao, ông đã vận động cán bộ, hội viên và nhân dân địa phương tích cực tham gia phong trào đền ơn, đáp nghĩa, tạo nên nét đẹp truyền thống tình làng, nghĩa xóm. Từ sự đóng góp của hội viên CCB và nhân dân ở các xã, thị trấn, sự hỗ trợ của huyện, tỉnh, ông đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xây dựng nhà tình nghĩa cho đồng đội, sửa chữa nhà cho gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ hội viên khó khăn, thăm hỏi lúc ốm đau, bệnh tật...
Hơn 9 năm làm Chủ tịch Hội CCB huyện, ông cùng BCH Hội tổ chức lãnh đạo Hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm; tổ chức tốt việc học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Hội cấp trên; xây dựng chương trình công tác của BCH, triển khai thực hiện các phong trào thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia xây dựng địa phương của hội viên... Những đóng góp của ông đã góp phần tạo chuyển biến về tư tưởng của hội viên trong tổ chức, nhất là các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh trật tự và chăm lo phát triển kinh tế. “Là người lính trở về với đời thường, tôi luôn xác định nhiệm vụ của mình trước tổ chức Hội và các hội viên là dù có khó khăn đến mấy cũng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đó là tình cảm, ltrách nhiệm của những CCB như chúng tôi” - ông Mầm tâm sự.
Năm 2001, sau khi được nghỉ hưu theo chế độ, ông đã cùng với đồng chí, đồng đội tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện Việt - Lào huyện Kim Bôi (BLL). Các hội viên CCB đã phát huy bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ luôn năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của địa phương và tham gia xây dựng chính quyền ở cơ sở. Đến nay, BLL đã có trên 600 hội viên là những CCB đã từng tham gia quân tình nguyện Việt Nam giúp bạn Lào thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc. Họ là những anh hùng trong khi làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần vun đắp, giữ gìn tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Chị Lương Thị Thu Vân, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Sankoh Việt Nam (doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản, sản xuất linh kiện điện tử) gắn bó với hoạt động công đoàn từ khi Công ty mới thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) năm 2004. Là một Chủ tịch công đoàn trẻ, năng động, vừa là phó phòng Hành chính – Nhân sự của Công ty, ở cương vị nào, chị Vân cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Là Trưởng khoa ngoại tổng hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn khối ngoại - mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thạc sỹ y khoa Nguyễn Hoàng Diệu luôn kết hợp với các khoa, phòng khác trong bệnh viện tổ chức điều trị cho người bệnh hiệu quả hơn, luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động xã hội.
(HBĐT) - Tại hội nghị gặp gỡ các đối tượng lầm lỡ ở thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) năm 2013, có một đối tượng đã thực sự làm nhiều người trong hội nghị ngạc nhiên lẫn khâm phục. Ngạc nhiên bởi nụ cười hiền hiền và dáng người thư sinh của anh, khâm phục bởi cuộc đời sóng gió, quá trình hoàn lương kỳ diệu của anh. Đó chính là anh Trịnh Văn Yên (TK II – TT Kỳ Sơn). Từng là một ông trùm buôn lậu gỗ, bị kết án 10 năm nhưng giờ đây anh là chiến sỹ thi đua của ngành nông nghiệp, ông chủ của hơn 400 ha rừng và một trang trại cho thu lợi hàng trăm triệu đồng/năm.
(HBĐT) - “Họ là “Nguyễn” thì cùng họ với Bác, đệm là “Mỹ” thì đẹp đấy nhưng tên là “Quẩn” thì nghe chừng luẩn quẩn quá. Bác đặt tên mới cho cháu là Tiến - Nguyễn Mỹ Tiến để lúc nào cũng tiến lên, hướng về phía trước và phấn đấu”. Hơn 50 năm đã qua đi nhưng kỷ niệm được Bác đặt tên và cảm xúc vinh dự, tự hào vì được sống bên Người, được chăm lo bữa cơm, giấc ngủ cho Người thì vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người thanh niên xung phong Nguyễn Mỹ Quẩn (tổ 21, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình).
(HBĐT) - Trực tiếp tham gia bắn rơi 4 máy bay Mỹ, 2 lần được tặng huy hiệu Dũng sĩ bắn may bay. Trân trọng mang theo những ký ức chiến đấu anh hùng trở về đời thường, 34 năm qua, ông đã có hơn 60 lần đi nói chuyện giáo dục truyền thống cách mạng cho hàng vạn thế hệ học sinh ở 26 trường trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Bước sang tuổi 66 với những vết thương chiến tranh vẫn nhói buốt khi trở trời nhưng lửa cách mạng trong ông chưa bao giờ nguội tắt. Hàng ngày, hàng giờ, ông vẫn luôn mong muốn tiếp ngọn lửa truyền thống ấy cho thế hệ trẻ qua những bài nói chuyện đầy tâm huyết của mình. ông là CCB Tạ Duy Sản (tổ 1B, phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình).
(HBĐT) - Cũng như bao chàng trai khác ở quê hương Nam Trực (Nam Định) năm 1971, ông Phạm Công Định đi bộ đội. Sau khi được huấn luyện ông được vào đơn vị trinh sát bộ binh rồi làm chuyển sang đơn vị công binh.