CCB Quách Văn Cạp (đứng đầu tiên từ trái sang) và lãnh đạo xã trước khu đất của gia đình đã hiến để xây dựng đường giao thông.

CCB Quách Văn Cạp (đứng đầu tiên từ trái sang) và lãnh đạo xã trước khu đất của gia đình đã hiến để xây dựng đường giao thông.

(HBĐT) - Biết rằng thời buổi này “tấc đất, tấc vàng” nhưng đó là lợi ích trước mắt. Có đường giao thông mới, việc vận chuyển hàng hóa của bà con thuận tiện, cây trái, hoa màu và nhiều mặt hàng nông sản khác của địa phương sẽ vươn ra thị trường nhanh hơn và người dân sẽ được hưởng lợi nhiều... Đấy mới là cái lợi lâu dài. Đó là lời tâm sự của CCB Quách Văn Cạp ở xóm Rại, xã Hữu Lợi (Yên Thủy).

 

Là người lính được rèn luyện, học tập trong quân đội, khi về với cuộc sống đời thường, ông Cạp không những chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế gia đình mà còn tích cực tham gia các phong trào ở xã, xóm. Trước những khó khăn chung của quê hương, ông quyết tâm thoát nghèo bằng cách vừa canh tác lúa, vừa đầu tư trồng rừng, chăn nuôi trâu, lợn, gà... Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi mà cuộc sống gia đình của người CCB này ngày càng được cải thiện, các con ông đều trưởng thành, có công việc ổn định. Bên cạnh định hướng phát triển kinh tế   gia đình, ông luôn dành thời gian để tham gia các phong trào ở xã, đặc biệt là phong trào xây dựng NTM.

 

Năm 2012, để bảo đảm tiêu chí xây dựng NTM, chính quyền xã vận động nhân dân hiến đất để nâng cấp, mở rộng đường làng giúp cho việc sản xuất, đi lại của bà con được thuận tiện. Nghị quyết đã ban hành rồi nhưng cái khó là kinh phí hạn hẹp, con đường mới quy hoạch lại đi qua đất vườn một số hộ trong xóm. Khi cán bộ xã tổ chức họp bàn về việc làm đường, nhiều gia đình tỏ ra không hài lòng vì mở đường thì mất đất nhà mình. Bỗng dưng cho đi tài sản cha ông để lại đâu phải là điều dễ dàng. Đành rằng có đường đi qua, người dân sẽ được hưởng lợi nhiều, vậy là hình ảnh con đường mới chỉ nằm trên giấy tờ và trong sự tưởng tượng, mơ ước của mọi người. Từ sau cuộc họp về, nhiều đêm ông Cạp trằn trọc suy nghĩ, rồi một hôm, trong bữa cơm có đầy đủ vợ chồng con cái, ông đưa chuyện này ra bàn. Mỗi người một ý. Nếu làm vậy, gia đình ông sẽ phải thu hẹp diện tích hoa màu, chuồng trại chăn nuôi, chặt bỏ cây ăn quả, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế gia đình. Tính ra, diện tích đất gia đình ông hiến để làm con đường mới có giá trị tới vài trăm triệu đồng, đó là số tiền không nhỏ đối với một gia đình nông dân. Lúc ấy, tôi nghĩ nếu đường mở rộng, hàng ngày, các phương tiện xe máy, xe thô sơ đi trên con đường liên thôn qua nhà rất đông, bản thân mình đi lại cũng rất thuận tiện, việc phát triển kinh tế cũng thuận lợi hơn. Bàn đi, tính lại mãi trong gia đình, họ tộc, có nhiều người không đồng ý, cho tôi là người gàn dở, tấc đất, tấc vàng, tự dưng hiến không cho Nhà nước, liệu có ai biết đến? Dù gặp phải trở ngại như vậy nhưng tôi vẫn kiên trì thuyết phục, vận động vợ, các con để cuối cùng mọi người hiểu và có sự đồng thuận cao rồi đi đến quyết định hiến đất cho xã mở đường. Tuy cá nhân sẽ có phần thiệt thòi nhưng nhận thấy việc làm của mình có lợi cho tập thể, có ý nghĩa lâu dài. Thôn, xóm có được con đường rộng rãi, khang trang để người dân đi lại dễ dàng, kinh tế vì vậy mà phát triển, điều này còn quý hơn nhiều. Đây cũng là một việc làm thiết thực mà tôi nhận thức được và tâm sự với các hội viên hội CCB của mình. Như vậy là chúng ta đã phần nào hưởng ứng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - ông Cạp nói.

 

Không phải đợi chính quyền đến vận động, ông Cạp tiên phong đề xuất tinh thần hiến đất làm đường giao thông trong chương trình xây dựng NTM. ông tự nguyện giao hơn 200 m2 đất vườn, chặt bỏ hàng chục cây nhãn, mít để mở đường mới mà không đòi hỏi tiền đền bù. Theo giá thị trường hiện tại, diện tích đất ấy có giá hơn 100 triệu đồng và một số loại hoa màu trên đất cũng là một số tiền không nhỏ. Với uy tín của mình lại là người gương mẫu đi đầu thực hiện hiến đất mở đường, ông được người dân học tập, làm theo. Ban đầu là một rồi 2, 3 hộ, sau đó là tất cả các hộ trong tuyến đường đi qua đều đồng ý hiến đất. Từ đó, ông đã cùng chính quyền tiếp tục tuyên truyền, vận động để bà con góp thêm ngày công, khẩn trương giải phóng mặt bằng cho công trình được thi công kịp thời. Chỉ một thời gian ngắn diện mạo con đường mới dần hình thành. Hôm nay, cùng những CCB khác đứng trên con đường mới mở, ông vô cùng tự hào vì mình đã góp một phần nhỏ bé trong phong trào xây dựng NTM trên quê hương.

 

Ông Cạp năm nay đã 57 tuổi, ở cái tuổi phía bên kia cuộc đời, người dân trong xóm vẫn thấy ông hăng say lao động và nhiệt tình tham gia công tác xã hội. Dẫn chúng tôi đi thăm một xung quanh khu vực đất nhà mình, ông Cạp vui vẻ chỉ tay về phía trước: Sau này chi trường mầm non của xóm cũng sẽ được xây trên mảnh đất của nhà mình đó. Đây là lần thứ nhất gia đình tặng đất để xây trường. Nghe ông kể mới biết, hóa ra mảnh đất hơn 550 m2này, ông đã định trồng thêm cây cối nhưng khi được xã thông báo xây dựng thêm điểm trường tại xóm mà chưa tìm được mặt bằng. Vậy là ông quyết định hiến luôn mảnh đất này. Khi được hỏi lý do vì sao hiến đất nhiều lần như vậy, CCB Quách Văn Cạp chỉ cười: Năm 2011, xã giao cho xóm tìm địa điểm để Nhà nước đầu tư xây trường học. Đây là vấn đề khó vì nhìn đi, ngó lại cũng chẳng có chỗ nào hợp lý, rộng rãi, phù hợp xây trường, mà có cũng không dễ vận động người dân hiến vì tấc đất, tấc vàng. Sau nhiều lần suy nghĩ, ông bàn với vợ: “Mình hiến đất xây trường cho con, cháu trong xóm,chứ có cho người ngoài đâu. Thất học khổ lắm, giờ phải tạo điều kiện cho con, cháu mình đi học. Sau đó, ông đã trình bày nguyện vọng được hiến hơn 550 m2đất vườn cạnh nhà để xây dựng điểm trường. Gia đình thiệt thòi một chút nhưng đổi lại, con, em trong thôn được đi học.

 

Trong khi ở nhiều nơi, công tác đền bù giải phóng mặt bằng luôn là thách thức không nhỏ, ở huyện Yên Thủy, bằng nhiều biện pháp vận động, tuyên truyền đã có không ít những hộ dân như ông Cạp tự nguyện hiến đất cho mục tiêu xây dựng NTM. Trong đó, nhiều hộ tự phá dỡ các công trình phụ trợ, hoa màu trên đất để xây dựng các công trình phúc lợi như: nhà văn hóa, trường, lớp học... mà không đòi hỏi đền bù, tính toán thiệt hơn. Với họ, được đi trên những con đường bê tông rộng rãi, con em được học trong những phòng học khang trang là niềm vui không gì sánh nổi.

 

 

                                                                               Hoàng Huy

 

 

 

Các tin khác

CCB Bùi Xuân Mầm, xã Nam Thượng (Kim Bôi) tích cực tham gia công tác Hội và các phong trào hoạt động của địa phương.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thùy vinh dự được nhận bằng khen của UBND tỉnh trong dịp kỷ niệm kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc do tỉnh ta tổ chức ngày 11/6/2013.
Khu vườn nhà anh Vũ Văn Tuấn, xóm Bằng, xã Giáp Đắt.
Đồng chí Trần Bá Dương luôn sáng tạo trong công việc phá được nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng.

Duyên tình đất và người

(HBĐT) - Quê gốc Hưng Yên, sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, gắn bó tuổi trẻ với chiến trường B5. Sau cuộc đời binh nghiệp, ông lại nổi tiếng ở vùng đất Đà Bắc với cái tên ông Quang giảo cổ lam. Đó chính là CCB Bùi Đắc Quang, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tùng, có trụ sở tại xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc).

Cán bộ Công đoàn nhiệt tình với công việc

(HBĐT) - Chị Lương Thị Thu Vân, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Sankoh Việt Nam (doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản, sản xuất linh kiện điện tử) gắn bó với hoạt động công đoàn từ khi Công ty mới thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) năm 2004. Là một Chủ tịch công đoàn trẻ, năng động, vừa là phó phòng Hành chính – Nhân sự của Công ty, ở cương vị nào, chị Vân cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một bác sĩ say mê với đề tài nghiên cứu y khoa

(HBĐT) - Là Trưởng khoa ngoại tổng hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn khối ngoại - mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thạc sỹ y khoa Nguyễn Hoàng Diệu luôn kết hợp với các khoa, phòng khác trong bệnh viện tổ chức điều trị cho người bệnh hiệu quả hơn, luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động xã hội.

Gặp lại chiến sỹ thi đua của ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Tại hội nghị gặp gỡ các đối tượng lầm lỡ ở thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) năm 2013, có một đối tượng đã thực sự làm nhiều người trong hội nghị ngạc nhiên lẫn khâm phục. Ngạc nhiên bởi nụ cười hiền hiền và dáng người thư sinh của anh, khâm phục bởi cuộc đời sóng gió, quá trình hoàn lương kỳ diệu của anh. Đó chính là anh Trịnh Văn Yên (TK II – TT Kỳ Sơn). Từng là một ông trùm buôn lậu gỗ, bị kết án 10 năm nhưng giờ đây anh là chiến sỹ thi đua của ngành nông nghiệp, ông chủ của hơn 400 ha rừng và một trang trại cho thu lợi hàng trăm triệu đồng/năm.

Tự hào được Bác đặt tên

(HBĐT) - “Họ là “Nguyễn” thì cùng họ với Bác, đệm là “Mỹ” thì đẹp đấy nhưng tên là “Quẩn” thì nghe chừng luẩn quẩn quá. Bác đặt tên mới cho cháu là Tiến - Nguyễn Mỹ Tiến để lúc nào cũng tiến lên, hướng về phía trước và phấn đấu”. Hơn 50 năm đã qua đi nhưng kỷ niệm được Bác đặt tên và cảm xúc vinh dự, tự hào vì được sống bên Người, được chăm lo bữa cơm, giấc ngủ cho Người thì vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người thanh niên xung phong Nguyễn Mỹ Quẩn (tổ 21, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình).

“Dũng sĩ bắn máy bay” và ước mong tiếp lửa truyền thống

(HBĐT) - Trực tiếp tham gia bắn rơi 4 máy bay Mỹ, 2 lần được tặng huy hiệu Dũng sĩ bắn may bay. Trân trọng mang theo những ký ức chiến đấu anh hùng trở về đời thường, 34 năm qua, ông đã có hơn 60 lần đi nói chuyện giáo dục truyền thống cách mạng cho hàng vạn thế hệ học sinh ở 26 trường trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Bước sang tuổi 66 với những vết thương chiến tranh vẫn nhói buốt khi trở trời nhưng lửa cách mạng trong ông chưa bao giờ nguội tắt. Hàng ngày, hàng giờ, ông vẫn luôn mong muốn tiếp ngọn lửa truyền thống ấy cho thế hệ trẻ qua những bài nói chuyện đầy tâm huyết của mình. ông là CCB Tạ Duy Sản (tổ 1B, phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục