Mỗi năm gia đình CCB Hoàng Văn Chiến cho xuất chuồng 10 con bê với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng.
(HBĐT) - Sau 4 năm tham gia nghĩa vụ quân sự tại chiến trường biên giới tây nam, năm 1990 CCB Hoàng Văn Chiến ở xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) trở về quê hương với cơ thể không còn lành lặn nhưng với nghị lực của anh “bộ đội Cụ Hồ”, ông đã không chùn bước trước khó khăn, thách thức, tự mình vươn lên tỏa sáng giữa cuộc sống đời thường.
Là thương binh hạng 2/4, sau khi xuất ngũ trở về quê hương, cuộc sống gia đình khó khăn, vất vả, những vết thương chiến tranh vẫn không ngừng hành hạ ông. Những mảnh đạn trong cơ thể thường tái phát đau đớn như muốn đánh ngục cuộc sống hiện tại, khiến ông gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, trong cuộc sống... Với tâm huyết và tinh thần của người lính Cụ Hồ, ông Chiến đã không đầu hàng số phận, tiếp tục chiến đấu để xây dựng quê hương trên mảnh đất hoang sơ, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn của gia đình. Năm 1997, sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, thăm quan học tập một số nơi trong và ngoài tỉnh, ông bàn với vợ, con làm đơn xin chính quyền nhận đất đồi để trồng rừng kết hợp với mô hình chăn nuôi. Nhìn 15,88 ha được chính quyền cho khai thác, CCB Hoàng Văn Chiến tự nhủ phải biến khu vực lau sậy, cỏ dại mọc um tùm này thành nơi có giá trị phát triển kinh tế. Bước đầu, chưa có vốn, gia đình ông đã làm thủ tục xin vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT huyện 10 triệu đồng cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình và bắt đầu phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo cách vừa làm, vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Những ngày sau đó, một mình ông cần mẫn đào ao, đắp bờ để nuôi thả cá và kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm như lợn, gà, ngan, ngỗng... để lấy ngắn nuôi dài.
Khi Nhà nước có chủ trương hỗ trợ giống cây trồng cho người dân, gia đình ông đã mạnh dạn nhận 800 cây luồng và hơn 10.000 cây keo để trồng rừng. Những ngày đầu trồng rừng quả lắm gian nan, ngày nào cũng từ sáng sớm đến tối mịt, ông cùng vợ gánh cây giống, nhờ thêm bạn bè cuốc hố, gánh phân lên đồi trồng cây. Lúc đó, cuộc sống gia đình ông khốn khó trăm bề, vết thương cũ lúc trái gió, trở trời vẫn tái phát nhưng không ngăn được ý chí của người lính Cụ Hồ và lời động viên của Bác “Thương binh tàn, nhưng không phế”. Mặc cho nắng, gió, ông cần mẫn quên đi thương tật cùng vợ con khai phá đất trồng rừng. Mồ hôi của ông và gia đình đổ xuống đã chẳng uổng công. Sau những năm tháng vất vả chăm sóc vườn rừng, sự cần cù vượt khó, dám nghĩ, dám làm của CCB Hoàng Văn Chiến đã được đền đáp, giá trị kinh tế từ chăn nuôi kết hợp trồng rừng cho thấy những kết quả khả quan. Năm 2006, (trừ chi phí), gia đình ông đã thu về gần 300 triệu đồng từ bán sản phẩm keo, luồng. Hiện tại, gia đình đang tiếp tục trồng rừng theo chu kỳ thứ 2 và dự kiến đến cuối năm 2013 sẽ cho thu hoạch. Nếu theo giá thị trường hiện nay, sau khi thu, gia đình ông sẽ thu về khoảng 500 triệu đồng. Ngoài ra, với số lượng gia súc, gia cầm đang được chăn thả như: 34 con bò, 20 con lợn, hơn 100 con gà, trên 700 m2 mặt nước ao thả cá... hàng năm gia đình ông thu về khoảng gần 200 triệu đồng.
Vậy là khát vọng có một trang trại tổng hợp mang lại thu nhập cao của người thương binh hạng 2/4 Hoàng Văn Chiến đã trở thành hiện thực. Nói về những ngày đầu trồng rừng, ông bộc bạch: Là người lính xuất ngũ, về lại quê nhà, nhận thấy nhiều diện tích đồi rừng bỏ hoang, lãng phí, trong khi đầu ra của thị trường gỗ nguyên liệu lại rất thuận lợi, tôi tự nhủ rằng mình cần phải chọn nghề trồng rừng để phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt, vào thời điểm đó, Nhà nước đang có chủ trương phát triển trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để phát triển mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm nên tôi càng quyết tâm đánh thức vùng đất trống, đồi núi trọc ở quê mình, biến nó thành những khu rừng có giá trị kinh tế cao.
Không chỉ giỏi trong phát triển kinh tế gia đình, người thương binh, CCB Hoàng Văn Chiến còn tham gia nhiều công việc xã hội như: nhiều năm làm Bí thư đoàn xã kiêm đội trưởng đội sản xuất, sau đó là Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, đến năm 1994 là đảng ủy viên và đại biểu HĐND xã, từ năm 2007 đến nay là Chủ tịch Hội CCB xã. Ở cương vị nào, ông cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được dân mến, Đảng, chính quyền và các đoàn thể tin tưởng.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng, đối tượng gây án ngày càng tinh vi, liều lĩnh. Nhưng với sự sáng tạo, không ngừng học hỏi và không ngại khó khăn, đồng chí Trần Bá Dương, chiến sĩ phòng kỹ thuật hình sự cùng đồng đội đã phá được các vụ án lớn tưởng chừng bế tắc.
(HBĐT) - Quê gốc Hưng Yên, sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, gắn bó tuổi trẻ với chiến trường B5. Sau cuộc đời binh nghiệp, ông lại nổi tiếng ở vùng đất Đà Bắc với cái tên ông Quang giảo cổ lam. Đó chính là CCB Bùi Đắc Quang, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tùng, có trụ sở tại xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc).
(HBĐT) - Chị Lương Thị Thu Vân, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Sankoh Việt Nam (doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản, sản xuất linh kiện điện tử) gắn bó với hoạt động công đoàn từ khi Công ty mới thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) năm 2004. Là một Chủ tịch công đoàn trẻ, năng động, vừa là phó phòng Hành chính – Nhân sự của Công ty, ở cương vị nào, chị Vân cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Là Trưởng khoa ngoại tổng hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn khối ngoại - mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thạc sỹ y khoa Nguyễn Hoàng Diệu luôn kết hợp với các khoa, phòng khác trong bệnh viện tổ chức điều trị cho người bệnh hiệu quả hơn, luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động xã hội.
(HBĐT) - Tại hội nghị gặp gỡ các đối tượng lầm lỡ ở thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) năm 2013, có một đối tượng đã thực sự làm nhiều người trong hội nghị ngạc nhiên lẫn khâm phục. Ngạc nhiên bởi nụ cười hiền hiền và dáng người thư sinh của anh, khâm phục bởi cuộc đời sóng gió, quá trình hoàn lương kỳ diệu của anh. Đó chính là anh Trịnh Văn Yên (TK II – TT Kỳ Sơn). Từng là một ông trùm buôn lậu gỗ, bị kết án 10 năm nhưng giờ đây anh là chiến sỹ thi đua của ngành nông nghiệp, ông chủ của hơn 400 ha rừng và một trang trại cho thu lợi hàng trăm triệu đồng/năm.
(HBĐT) - “Họ là “Nguyễn” thì cùng họ với Bác, đệm là “Mỹ” thì đẹp đấy nhưng tên là “Quẩn” thì nghe chừng luẩn quẩn quá. Bác đặt tên mới cho cháu là Tiến - Nguyễn Mỹ Tiến để lúc nào cũng tiến lên, hướng về phía trước và phấn đấu”. Hơn 50 năm đã qua đi nhưng kỷ niệm được Bác đặt tên và cảm xúc vinh dự, tự hào vì được sống bên Người, được chăm lo bữa cơm, giấc ngủ cho Người thì vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người thanh niên xung phong Nguyễn Mỹ Quẩn (tổ 21, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình).