Chị Quách Thị Như hướng dẫn công nhân hoàn thiện sản phẩm túi siêu thị.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN huyện Kim Bôi, chúng tôi đến thăm gia đình hội viên phụ nữ năng động, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Đó là gia đình chị Quách Thị Như ở phố Rạnh, xã Đông Bắc. Gặp chị đúng thời điểm Công ty của gia đình chị đang bận rộn trả hàng về Tổng Công ty nhưng chị rất niềm nở, khéo léo sắp xếp công việc hợp lý rồi tiếp chúng tôi thật chân tình, thân thiện.
Cũng như bao cặp vợ chồng trẻ khác ở vùng quê còn lắm khó khăn, vất vả - xã Đông Bắc, 2 vợ chồng trẻ không việc làm ổn định, không đất sản xuất, con nhỏ... Chị Như ngày ngày cần mẫn với công việc nhận cắt may quần áo cho bà con trong vùng. Tuy nhiên, thị trường quần áo may sẵn rất phong phú, giá cả lại phù hợp, nhu cầu dùng hàng quần áo may sẵn là chủ yếu nên việc may mặc của chị gặp nhiều khó khăn. Chị Như cho biết: Bao đêm trăn trở, mình chỉ có nghề may trong tay, cả 2 vợ chồng còn trẻ, phải làm gì đó có nghĩa hơn. Đã nghĩ là phải làm nên hai vợ chồng tìm đến bạn bè rồi về Hà Nội thăm quan học hỏi các cơ sở may lớn. Không phụ công người kiên nhẫn, hai vợ chồng chị Như đã tìm được mối đặt hàng may túi siêu thị xuất khẩu. Nguồn đặt hàng ổn định, công việc này phù hợp với khả năng của gia đình. Công việc cũng không đòi hỏi phải có kỹ thuật cao. Những đường may túi chỉ đơn giản là những đường may thẳng nên việc chị tìm lao động, hướng dẫn công việc cho thợ cũng không khó khăn. Vậy là mọi yếu tố đã cơ bản đầy đủ, giữa năm 2012, vợ chồng chị Như quyết định thành lập Công ty TNHH một thành viên Hùng Như chuyên sản xuất túi sách siêu thị xuất khẩu.
Thời điểm đầu mới thành lập Công ty, gia đình chị phải vay mượn vốn từ gia đình, bạn bè và Ngân hàng CSXH. Thời điểm này, chị chỉ đầu tư được 15 máy may với 15 công nhân. Đến nay, công việc sản xuất - kinh doanh đã ổn định hơn, gia đình chị đầu tư lên 50 máy may với 70 công nhân lao động. Các công nhân làm việc được khoán theo công đoạn để may. Đường may không dích dắc nên công nhân tuyển vào được chị Như dạy nghề trong vòng 1 tuần là có thể làm được tốt công việc. Hiện nay, thu nhập bình quân của mỗi nữ công nhân làm tại Công ty của gia đình chị gần 2 triệu đồng/người/tháng. Tổng thu nhập của gia đình chị từ nghề may đạt khoảng 100 triệu đồng/năm.
Chị Như cho biết thêm: Phía Công ty nhận hàng đánh giá cao sản phẩm Công ty chị may. Hàng ít lỗi, hỏng nên lượng hàng nhận được ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của gia đình chị còn nhỏ hẹp (40-50 m2), chị vừa phải thuê thêm địa điểm tại khu vực thị trấn Bo để mở rộng cơ sở sản xuất. Chị Như mong muốn được tạo điều kiện về vốn vay, để mở rộng cơ sở sản xuất. Ngoài ra, gia đình chị cũng mong muốn được các cấp Hội Phụ nữ mở nhiều hơn nữa các lớp dạy nghề, tư vấn việc làm, tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ và đặc biệt là công nhân nữ của Công ty được học thêm nghề may.
Ngoài SX-KD, chị Quách Thị Như luôn tích cực tham gia các hoạt động do Hội Phụ nữ và địa phương phát động, liên tục đạt gia đình văn hóa.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Anh Hà Văn Cương, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Mai Châu (Mai Châu) là đại diện duy nhất của tỉnh ta vừa được vinh dự bình chọn là 1/62 nhà nông Việt xuất sắc năm 2013 do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức.
(HBĐT) - Cô giáo Nguyễn Thị Lợi vẫn không quên được ngày đầu tiên lên dạy học nơi vùng sông nước xã Tân Dân (năm 1998, nay thuộc huyện Mai Châu). Xóm bản, núi rừng xa vắng, sông nước vời vợi, nhìn về hạ lưu gợi lên những suy nghĩ khó nói thành lời. Chi lẻ gần bờ sông, cách điểm trường chi chính từ vài ba giờ đồng hồ đi thuyền và đi bộ nên cô phải ở lại đó để dạy. Căn nhà và lớp học làm bằng tre, nứa, lá, mưa nắng đã đành, vất vả nhất là khi mùa đông gió bấc thổi kèm hơi nước sông Đà. Cô và trò phải cùng chống chọi những rét mướt để vượt qua những mùa đông...
(HBĐT) - Trong 16 cá nhân tiêu biểu được BTV Huyện ủy Cao Phong khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, em là người khiến chúng tôi ấn tượng hơn cả. Bên cạnh những đồng chí Trưởng, Phó các ban, ngành với bề dày thành tích đã được nhiều người biết đến, em thật giản dị, rụt rè. Em là Bùi Thị Thúy Chiều (ảnh) - cô học trò nghèo mà học giỏi nổi tiếng xã Đông Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Là 1 trong 3 thanh niên tiêu biểu của tỉnh ta vinh dự được T.Ư Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2013 dành cho các nhà nông trẻ xuất sắc, anh Bùi Văn Sơn, Bí thư Đoàn xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) không những là người thủ lĩnh Đoàn nhiệt tình, tâm huyết, gương mẫu mà anh còn là một ông chủ trang trại trẻ với mô hình nuôi lợn bản địa, gà ri và gà Tam Hoàng.
(HBĐT) - 3 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), chị Vũ Thị Hương đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, PN thực hiện tốt các phong trào, CVĐ do tổ chức Hội cấp trên phát động, đặc biệt là việc thực hành tiết kiệm theo tấm gương của Bác. Từ đó đưa phong trào chung của PN thị trấn Kỳ Sơn ngày càng đi lên.
(HBĐT) - Tham gia hoạt động Đoàn khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sau khi tốt nghiệp THPT, bằng tình yêu và nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Nguyễn Quốc Khánh, Phó Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) quyết định thi và trúng tuyển vào Học viện thanh - thiếu niên Việt Nam, trường học dành riêng để đào tạo cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Trở về địa phương, anh được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN, Chủ tịch Hội đồng Đội xã từ năm 2006 đến nay.