Không nản chí trước khó khăn, luôn cần cù, chịu khó đã giúp chị Hiền thành công bằng cách làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất của mình.
(HBĐT) - Tại hội nghị gặp mặt nữ CNVC tiêu biểu do Hội LHPN tỉnh tổ chức mới đây có một đại biểu đã gây được sự chú ý đặc biệt. Với dáng người nhỏ nhắn, lối nói chuyện chân thật, chị đã làm cho nhiều người cảm phục nghị lực vươn lên của mình. Đó là chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân trực tiếp sản xuất tại đơn vị đội Tân Phong Công ty TNHH MTV Cao Phong, người nhiều năm đạt “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiêu biểu huyện Cao Phong.
Trong ngôi nhà nhỏ khang trang trang ở khu 7, thị trấn Cao Phong, chị Hiền kể cho chúng tôi nghe quá trình từ hộ nghèo của thị trấn đến nay, gia đình chị đã có thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu. Chị kể: Năm 1991, chị được tuyển dụng vào làm công nhân Công ty TNHHMTV Cao Phong. Ngay khi được tuyển dụng, chị được giao 3.000 m2 đất để trồng mía tím. Với diện tích đất nhận khoán, hai vợ chồng chị lao động cật lực song thu nhập chỉ được hơn 8 triệu đồng/năm, trừ chi phí đầu tư ban đầu chỉ còn lãi hơn 1 triệu đồng, không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Ngoài trồng mía, anh chị chăn nuôi gà, lợn và xoay đủ nghề để sống, từ việc đào rãnh mía thuê đến làm đậu phụ nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh “ăn bữa sáng, lo bữa tối”. Liên tiếp 3 năm trồng mía nhưng thời tiết không ủng hộ, sương muối, mưa dầm, giá rét làm cháy hết lá mía, cây mía bị thối ủng không thể bán. Vậy là bao nhiêu hy vọng của một năm sản xuất đều tiêu tan, gia đình chị Hiền không những không đủ ăn mà các khoản nợ ngày càng lớn. Năm 2001, gia đình chị vay nợ ngân hàng 200 triệu đồng nhưng không có khả năng trả nợ. Cùng với những khoản nợ, con cái khôn lớn cần ăn, học thúc giục chị Hiền tìm một con đường làm ăn mới.
Luôn động viên nhau “cháo nóng húp quanh, công nợ trả dần”, không nản lòng trước khó khăn, hai vợ chồng tôi tiếp tục nhận khoán thêm đất với Công ty để tổ chức sản xuất, cố gắng vượt qua khó khăn ban đầu và quyết tâm làm giàu. Chị Hiền tâm sự. Đầu năm 2002, gia đình chị thế chấp sổ bìa đất vay ngân hàng 35 triệu đồng đầu tư 1,5 ha mía trắng và mua một con bò sinh sản để vực kinh tế gia đình.
Với tinh thần nỗ lực vượt khó, cả vườn mía trắng lẫn mía tím luôn được anh chị sát sao theo dõi từng quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời luôn học hỏi, áp dụng KH-KT vào sản xuất. Trời không phụ lòng người, mùa vụ đầu tiên với cây mía trắng, gia đình anh chị đã thắng lớn, đủ trả tiền vốn vay và có thêm vốn đầu tư. Ngay năm tiếp theo, gia đình chị mở rộng đầu tư trồng mía và đầu tư thêm chuồng trại chăn nuôi bò, lợn. Từ đó, thu nhập gia đình ổn định và cho thu từ 80 - 100 triệu đồng/năm. Khoản nợ được trả dần hàng năm và tiếp tục nhân rộng sản xuất.
Năm 2005, Công ty TNHH MTV Cao Phong áp dụng KH-KT đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây cam V2 và cam Canh vào trồng đại trà. Đây là loại cây trồng mới, đòi hỏi kỹ thuật cao nhiều hộ chưa dám đầu tư. Tuy nhiên, gia đình chị Hiền đã mạnh dạn đưa vào trồng 2 giống cam mới trên diện tích 8.000 m2. sau 3 năm thiết kế cơ bản, gia đình chị đã có thu nhập ổn định từ cam, mía mỗi năm thu 500 triệu đồng trở lên.
Đến nay, gia đình chị tiếp tục mở rộng trồng cam tại nhiều xã lân cận với diện tích khoảng 10 ha. Không chỉ phát triển kinh tế cho mình, chị Hiền còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động, trong đó, chủ yếu là lao động nữ với mức thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/ người/ tháng. Cùng với tham gia phát triển kinh tế, chị Hiền còn là một công đoàn viên tiêu biểu, tích cực thamm gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuyên truyền thực hiện KHHGĐ nhằm xây dựng đơn vị vững mạnh và KDC văn hoá.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết (Yên Thuỷ) hiện có 94 hộ gia đình với 376 khẩu. Những năm 2000, xóm từng được biết đến là xóm 2 không: không có nhà văn hóa, không có đường bê tông, đường điện lưới do nhân dân tự góp tiền mua cột, mua dây mắc vào nhà. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, bộ mặt xóm thua kém nhiều so với các xóm khác trên địa bàn xã. Trước thực tế đó, năm 2007, khi được bà con bầu làm Trưởng xóm, ông Bùi Trung Trực đã trăn trở với việc xác định những việc cần làm ngay và từng bước thực hiện.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN huyện Kim Bôi, chúng tôi đến thăm gia đình hội viên phụ nữ năng động, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Đó là gia đình chị Quách Thị Như ở phố Rạnh, xã Đông Bắc. Gặp chị đúng thời điểm Công ty của gia đình chị đang bận rộn trả hàng về Tổng Công ty nhưng chị rất niềm nở, khéo léo sắp xếp công việc hợp lý rồi tiếp chúng tôi thật chân tình, thân thiện.
(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết trao giải cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 4, năm 2013, có một giải pháp đã làm nhiều đại biểu tại hội trường khâm phục xen lẫn bất ngờ. Khâm phục bởi tính hiệu quả và ứng dụng cao của giải pháp trong sản xuất. Bất ngờ bởi tác giả của giải pháp nặng tính kỹ thuật ấy không phải của một kỹ sư tài năng nào đó mà lại là một nữ công nhân. Cô gái với những điều bất ngờ ấy chính là Phan Thị Ngọc Tú, công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R - Việt Nam với giải pháp “Thay đổi quy cách đá mài áp dụng trong gia công thấu kính quang học nhằm tăng hiệu xuất sử dụng đá mài tiết kiệm chi phí sản xuất”.
(HBĐT) - Gần như gắn bó cả cuộc đời với nghề quản giáo, trung tá Nguyễn Khắc Hùng, Phân trại trưởng Trại tạm giam - Công an tỉnh thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng phạm trọng tội. Tuy nhiên, khi biết mình mang án tử hình những kẻ hung hăng, hiếu chiến kia trở lại với chính con người thật của mình. Họ sợ hãi, lo lắng, thậm chí không ăn, không ngủ khi cái chết treo lơ lửng. Trách nhiệm của người quản chế như trung tá Hùng là cảm hóa, giáo dục để họ ăn năn, hối cải, đón nhận cái chết một cách êm ái, nhẹ nhàng.
(HBĐT) - Tại hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” do Công đoàn giáo dục tỉnh tổ chức, phần tham luận, trao đổi kinh nghiệm của cô giáo Đỗ Thị Như Quỳnh, trường THCS Kim Đồng, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) (ảnh) đã thu hút đươc sự quan tâm của nhiều người. Một cô giáo trẻ, nhẹ nhàng, duyên dáng nhưng ẩn chứa những cố gắng, nỗ lực bền bỉ đáng khâm phục. Không chỉ giỏi việc trường, cô còn thu xếp chăm lo gia đình để mọi việc suôn sẻ, đi vào nền nếp.
(HBĐT) - 5 năm liền (2008 - 2012), Trần Thị ái Hương, Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh luôn giữ vững danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trên cương vị Bí thư chi bộ, chị gương mẫu trong mọi hoạt động; quan tâm phát triển Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; củng cố vai trò lãnh đạo của chi bộ. Trên cương vị Giám đốc, chị luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn của đơn vị, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức; tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử.