Bà Nguyễn Thúy Lan trong cuộc sống đời thường.

Bà Nguyễn Thúy Lan trong cuộc sống đời thường.

(HBĐT) - Nghĩa trang liệt sĩ TPHB là nơi an nghỉ, tôn vinh những người con vinh quang của Tổ quốc, các anh đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch giải phóng Hòa Bình, đông xuân 1951 - 1952. Tọa lạc ở vị trí trung tâm ngã ba đường Điện Biên Phủ nối với đường Nguyễn Huệ, tuy nằm giữa trung tâm náo nhiệt nhưng khuôn viên nghĩa trang luôn giữ được sự yên tĩnh, linh thiêng của cõi vĩnh hằng. Thầm lặng trông coi, chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ TPHB suốt 19 năm qua là bà Nguyễn Thúy Lan ở tổ 3, phường Phương Lâm (TPHB).

 

Lần đầu đến thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Hòa Bình vào ngày rằm tháng giêng, tình cờ tôi đã gặp bà, người phụ nữ có mái tóc hoa râm, gương mặt phúc hậu pha chút khắc khổ, dáng vẻ nhanh nhẹn, đang thoăn thoắt sắp lại mâm cơm cúng và mâm ngũ quả đầy đặn đặt dưới chân tượng đài Tổ quốc ghi công. Trên mỗi ngôi mộ đã có một bông hoa cúc cùng những nén nhang đang tỏa khói. Tôi lân la hỏi chuyện, làm quen và sau này được biết: bà Lan năm nay đã 68 tuổi, làm quản trang ở đây từ năm 1995, thế nhưng cả cuộc đời bà đã gắn bó với nghĩa trang này. Bà Lan kể: Cơ duyên để với bà đến với công việc chăm sóc các phần mộ liệt sỹ ở đây là do cha của bà là cụ Bùi Tường Lân và mẹ là Lê Thị Điệp tạo lập. Từ năm 1988, hai cụ đã tự nguyện trông coi nghĩa trang không hưởng lương, chỉ dựa vào sức lao động trồng hoa tươi bán kiếm sống để chăm sóc nghĩa trang. Thời đó, bà vẫn thường theo cha mẹ tới đây chăm sóc các phần mộ liệt sĩ, chính từ những việc làm đầy ý nghĩa của bậc sinh thành và một phần đời bà đã từng sống trong quá khứ đau thương lửa đạn, hơn ai hết bà hiểu được công lao của những liệt sỹ đã hi sinh vì hòa bình cho dân tộc. Khi các cụ già yếu qua đời, bà nguyện nối tiếp công việc đầy ý nghĩa của cha mẹ. Bà nhớ lại: “Lúc đầu khi bày tỏ nguyện vọng lên Phòng LĐ-TB&XH thị xã Hòa Bình, họ rất ngại cho tôi vì tôi là phụ nữ còn bận bịu gia đình, sợ không phù hợp. Trong khi đó, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn mà chế độ cho quản trang rất eo hẹp, biết thế nhưng bà vẫn quyết tâm tiếp tục xin được làm công việc quản trang đầy vất vả này.

 

Khi tìm hiểu về chế độ quản trang, tôi thật bất ngờ vì từ ngày đầu bà chỉ được hỗ trợ có 120.000 đồng/tháng, sau đó được nâng lên 250.000 đồng, mãi gần đây, bà được Phòng LĐ-TB&XH TPHB hỗ trợ 700.000 đồng/tháng. Khoản tiền hỗ trợ này liệu có đủ để bà làm cơm cúng ngày rằm, mồng một, mua nhang, nến, bảo hộ lao động, chổi, cuốc, xẻng để quét dọn quanh năm?

 

Tuy thế bà chưa bao giờ phàn nàn, đòi hỏi, mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, không có thu nhập khác, hiện tại, bà sống cùng con gái và cháu gái ở ngôi nhà nhỏ, cũ kỹ, chật hẹp trong một ngõ nhỏ. Không những thế, bà còn mang trong mình căn bệnh nhồi máu cơ tim. Vậy mà hàng ngày bà vẫn dậy từ rất sớm để làm cỏ, quét dọn nghĩa trang, khi rảnh rỗi, con gái bà cũng thường xuyên tham gia giúp cùng mẹ.

 

Hiện nay, ở khuôn viên nghĩa trang chỉ còn có những gốc cây phi lao không còn sức sống, hàng cây đại khẳng khiu cùng những gốc râm bụt già nua theo năm tháng. Để cho nghĩa trang bớt hiu quạnh, bà đã mua thêm mấy khóm cúc về trồng, quét vôi mới cho các phần mộ. Dù tuổi đã cao nhưng khi tôi hỏi về các phần mộ bà Lan nhớ rất rõ, bà kể cho tôi nghe tiểu sử từng ngôi mộ: “Anh kia là bị lính khố đỏ, khố đen bắn chết chôn ở bên kia sông rồi chuyển về đây, còn liệt sĩ này là bộ đội công binh trong Tỉnh đội phá quả bom nổ chậm ở đền bờ từ ngày làm thủy điện sông Đà bom nổ đã hy sinh. Anh kia bị thương ngày 30/4, anh ấy nằm ở bệnh viện chợ rẫy mồng 2/5 hy sinh được ông Đặng Bá Hiệp tìm thấy rồi đưa về quy tập ở đây....

 

Lấy chữ tâm, chữ đức làm gốc, bà luôn luôn cảm thấy vui với công việc mình đang làm. Với khu phố, láng giềng, bà được mọi người quý mến, tín nhiệm bầu làm  tổ trưởng tổ dân phố, tổ trưởng thành viên quỹ tín dụng, chi hội trưởng chi hội CTĐ.

Bà tự sự: “Tôi nghĩ sống trong hòa bình không chỉ riêng tôi mà bất cứ ai cũng có trách nhiệm ghi nhớ, tri ân đến công lao của những anh hùng, liệt sĩ. Được nối tiếp công việc của cha, với tôi là điều rất tự hào. Ngày nào tôi còn thắp được nén nhang, ngày đó, tôi còn chăm nom mộ cho các anh. Cả con gái tôi cũng vậy, cháu có quyền được chọn nghề nghiệp cho mình nhưng sau này về già, tôi vẫn luôn mong cháu có thể thay tôi canh giữ giấc ngủ cho các liệt sĩ ở Nghĩa trang này.

 

Việc làm tưởng tuy nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa nhân văn cao cả.

 

Vào ngày 27/7 và các ngày lễ lớn của dân tộc, chính quyền các cấp ở địa phương, tổ chức, trường học và cá nhân cùng nhau đến Nghĩa trang để thăm viếng tri ân liệt sĩ. Đó là những nghĩa cử mà chúng ta thường ngày nhìn thấy nhưng đằng sau đó, có lẽ ít ai biết rằng ở TPHB có một gia đình đã hai đời nối tiếp ngày đêm bảo vệ chăm sóc Nghĩa trang để các linh hồn được yên giấc ngàn thu. Việc làm tuy nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa nhân văn cao cả thực sự là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

 

 

 

                                                 Phương Chi

           (Khoa Quan hệ công chúng - Trường Đại học Hòa Bình)           

                                                                            

Các tin khác

Không nản chí trước khó khăn, luôn cần cù, chịu khó đã giúp chị Hiền thành công bằng cách làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất của mình.
Bà Bùi Thị Lan Phương tại lễ tôn vinh  “Doanh nhân văn hóa -  nữ tướng thời bình”
Bà Phạm Thị Nhuận (áo dài xanh đứng giữa, hàng đầu tiên) đón danh hiệu nữ doanh nhân Việt Nam nhận cúp Bông hồng vàng năm 2013.
Chị Bùi Thị Tăm (đứng thứ 2 từ trái sang) tại hội nghị biểu dương PN làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ GĐ 2011 – 2013.

Người mang cây cam lên vùng cao Thung Rếch

(HBĐT) - Đối với người vùng cao Thung Rếch, ít ai nghĩ đến chuyện trồng cây ăn quả là cách để làm giàu bởi đường sá xa xôi, khó tiêu thụ nhưng với suy nghĩ khác, ông Nguyễn Xuân Thanh ở xóm Thung Dao, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn trồng trên 3 ha cam.

Người trưởng xóm làm “Dân vận khéo”

(HBĐT) - Xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết (Yên Thuỷ) hiện có 94 hộ gia đình với 376 khẩu. Những năm 2000, xóm từng được biết đến là xóm 2 không: không có nhà văn hóa, không có đường bê tông, đường điện lưới do nhân dân tự góp tiền mua cột, mua dây mắc vào nhà. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, bộ mặt xóm thua kém nhiều so với các xóm khác trên địa bàn xã. Trước thực tế đó, năm 2007, khi được bà con bầu làm Trưởng xóm, ông Bùi Trung Trực đã trăn trở với việc xác định những việc cần làm ngay và từng bước thực hiện.

Người phụ nữ năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN huyện Kim Bôi, chúng tôi đến thăm gia đình hội viên phụ nữ năng động, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Đó là gia đình chị Quách Thị Như ở phố Rạnh, xã Đông Bắc. Gặp chị đúng thời điểm Công ty của gia đình chị đang bận rộn trả hàng về Tổng Công ty nhưng chị rất niềm nở, khéo léo sắp xếp công việc hợp lý rồi tiếp chúng tôi thật chân tình, thân thiện.

Gặp nữ công nhân nhận giải thưởng sáng tạo kỹ thuật năm 2013

(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết trao giải cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 4, năm 2013, có một giải pháp đã làm nhiều đại biểu tại hội trường khâm phục xen lẫn bất ngờ. Khâm phục bởi tính hiệu quả và ứng dụng cao của giải pháp trong sản xuất. Bất ngờ bởi tác giả của giải pháp nặng tính kỹ thuật ấy không phải của một kỹ sư tài năng nào đó mà lại là một nữ công nhân. Cô gái với những điều bất ngờ ấy chính là Phan Thị Ngọc Tú, công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R - Việt Nam với giải pháp “Thay đổi quy cách đá mài áp dụng trong gia công thấu kính quang học nhằm tăng hiệu xuất sử dụng đá mài tiết kiệm chi phí sản xuất”.

Người quản chế có tấm lòng nhân hậu

(HBĐT) - Gần như gắn bó cả cuộc đời với nghề quản giáo, trung tá Nguyễn Khắc Hùng, Phân trại trưởng Trại tạm giam - Công an tỉnh thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng phạm trọng tội. Tuy nhiên, khi biết mình mang án tử hình những kẻ hung hăng, hiếu chiến kia trở lại với chính con người thật của mình. Họ sợ hãi, lo lắng, thậm chí không ăn, không ngủ khi cái chết treo lơ lửng. Trách nhiệm của người quản chế như trung tá Hùng là cảm hóa, giáo dục để họ ăn năn, hối cải, đón nhận cái chết một cách êm ái, nhẹ nhàng.

Cô giáo “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” ở Mường Bi

(HBĐT) - Tại hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” do Công đoàn giáo dục tỉnh tổ chức, phần tham luận, trao đổi kinh nghiệm của cô giáo Đỗ Thị Như Quỳnh, trường THCS Kim Đồng, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) (ảnh) đã thu hút đươc sự quan tâm của nhiều người. Một cô giáo trẻ, nhẹ nhàng, duyên dáng nhưng ẩn chứa những cố gắng, nỗ lực bền bỉ đáng khâm phục. Không chỉ giỏi việc trường, cô còn thu xếp chăm lo gia đình để mọi việc suôn sẻ, đi vào nền nếp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục