Già làng Xa Văn Thế (đứng thứ 3 từ phải sang) được Bộ trưởng Bộ Công an tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp BVANTQ.
(HBĐT) - Sinh và lớn lên ở xóm Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc). Năm 1948, vừa tròn 16 tuổi, chàng trai Xa Văn Thế đã giác ngộ cách mạng và một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Là người Tày đầu tiên của huyện Đà Bắc xung phong tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử thắng lợi, ông Xa Văn Thế trở về cùng nhân dân bản, làng xây dựng quê hương.
Về bản, ông làm Chủ tịch Hội NCT xã, công an viên và được bà con tin tưởng bầu làm trưởng xóm và là đại biểu HĐND xã. Cả cuộc đời gắn bó với núi rừng Phu Canh đại ngàn, hơn ai hết già làng Xa Văn Thế càng thấu hiểu nỗi vất vả của người dân nơi đây. Già lên xã, xuống huyện xin mở lớp, trường học phổ cập cấp II. Cuối cùng, bao công lao vất vả của già Thế cũng được toại nguyện, năm 2003, trường THCS được mở tại xã Đồng Chum. Không chỉ nỗ lực, cố gắng học, với cương vị, uy tín là già làng, già Thế còn vận động người dân trong bản thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tới lớp và già Thế lấy bằng THCS ở tuổi 71.
Gắn bó với rừng, già Thế không đành lòng nhìn cảnh rừng bị chặt phá. Sau nhiều đêm trăn trở, già bàn với các cụ cao tuổi đề nghị họp dân tìm cách tháo gỡ những vấn nạn trên. Trong cuộc họp ngoài việc giải thích hậu quả của phá rừng lấy gỗ, già làng Xa Văn Thế còn đề nghị lập quy ước cấm mọi hành vi lên rừng chặt gỗ, săn thú. Một bản quy ước về mô hình “Dòng họ Xa tự quản” bảo vệ rừng của dân tộc Tày được toàn thể họ tộc và cấp ủy, chính quyền tham gia góp ý xây dựng và đã trở thành luật lệ của thôn, bản được mọi người nghiêm túc thực hiện.
Bản quy ước về mô hình “Dòng họ Xa tự quản” được già trân trọng thông qua toàn thể họ tộc và cấp ủy, chính quyền tham gia góp ý xây dựng. Với nội dung quy định rõ ràng các điều răn dạy mọi thế hệ con cháu thực hiện nghiêm túc để đưa dòng họ Xa nói riêng và cộng đồng dân cư hướng tới giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, dân tộc Tày gắn với thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cùng bảo vệ và giữ gìn an toàn về an ninh trong bản, làng gắn với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC và phong trào “toàn dân BVANTQ”. Sự ra đời của bản quy ước về mô hình “Dòng họ Xa tự quản” do già làng Xa Văn Thế khởi xướng đã giúp hơn 1.400 ha rừng của bản Nhạp, trong đó có hàng trăm ha rừng già đã được bảo vệ nghiêm ngặt. Riêng gia đình già Thế nhận bảo vệ 22 ha rừng nghiến già. Mô hình này đến nay đã được nhân rộng tới các dòng họ Xa ở một số vùng khác trong tỉnh và ngoài tỉnh như: Yên Bái, Phú Thọ... Để người dân no bụng, giữ rừng bền vững hơn, già làng Thế lại bước vào mặt trận mới là xóa đói nghèo. Già đã vận động người dân thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KH -KT vào sản xuất. Nhờ đó, đời sống người dân ngày càng ổn định, nhiều gia đình đã trở nên khá giả, không còn hộ đói, hộ nghèo. Đồng chí Xa Văn Xóm, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum cho biết: Già Xa Văn Thế đã 85 tuổi nhưng ở bản Nhạp 2, xã Đồng Chum, bà con bản làng xem già như “cây cổ thụ” giữa đại ngàn, là chỗ dựa tinh thần tin cậy.
Bước sang tuổi xưa nay hiếm nhưng già Thế dường như chẳng lúc nào nghỉ ngơi. Với ông, còn sức khỏe là còn làm việc, đóng góp cho quê hương. Với những đóng góp không mệt mỏi, già Thế đã được các cấp, ngành ghi nhận bằng những tấm bằng khen, giấy khen và gần đây nhất, vào tháng 6, già Xa Văn Thế là một trong những người có uy tín tiêu biểu của tỉnh vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Thúy Tình (TTV)
(HBĐT) - Nhắc đến chị Bành Thị Lệ Thủy, nhiều người ở Công ty CP Môi trường Hòa Bình thán phục bởi chị không chỉ là nữ công nhân gương mẫu, tận tụy với công việc mà còn là người phụ nữ giàu nghị lực, luôn vượt qua khó khăn, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2011 - 2016, ông Nguyễn Văn Trinh ở xóm Yên Hòa 1, xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình) được nhân dân bầu chọn làm đại biểu HĐND xã, trưởng xóm, người có uy tín trong cộng đồng dân cư nhiều năm liên tục.
(HBĐT) - Đến thăm gia đình anh Cao Xuân Quân, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong), chúng tôi càng cảm phục ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của anh chị.
(HBĐT) - “Nếu được chọn cho mình một cách chào đời, tôi sẽ chọn cách khác êm ái, nhẹ nhàng và ấm áp hơn. Mẹ tôi kể lại rằng, vào một buổi sáng mẹ ra đồng mải lao động nặng nhọc bẵng đi quên mất đứa con trong bụng sắp chào đời. Đến khi đau bụng quá đến bệnh viện thì đã không kịp nữa. Tôi sinh ra trong tình trạng bị ngạt và để lại di chứng não nặng nề”. Phải mất hơn 5 phút, anh Nguyễn Ngọc Tuấn, sinh năm 1985 ở thôn Lão Ngoại, xã Phú Lão (Lạc Thủy) mới bật lên được những lời tâm sự chứa chan nước mắt đó.
(HBĐT) - Đó là ông Quách Hải Bằng, 70 tuổi, người dân tộc Mường ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hòa (Lạc Thủy). Khi bước vào tuổi đôi mươi, ông lên đường nhập ngũ, chiến đấu nhiều năm tại các chiến trường miền Nam, nước bạn Lào, Campuchia. Sau chiến tranh, ông trở về quê nhà, tham gia hội viên Hội CCB và hiện là Chủ tịch Hội NCT xã.
(HBĐT) - Với mong muốn chuyển nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao gắn với quy hoạch xây dựng NTM, ông Nguyễn Văn Nhàn, Bí thư chi bộ xóm Nút (xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn) đã tiên phong trong vận động nhân dân dồn điền, xây dựng “Cánh đồng mẫu”. Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình mới này đã được đông đảo nhân dân ủng hộ, mang lại hiệu quả rõ rệt.