Anh Vì Văn Việt chăm sóc vườn chuối tiêu hồng.
(HBĐT) - 27 tuổi, vừa là cán bộ quản lý nhà văn hóa, vừa là Bí thư chi Đoàn xóm Dến, xã Mai Hịch (Mai Châu), anh Vì Văn Việt, Bí thư chi Đoàn xóm Dến được mọi người biết đến không chỉ là một cán bộ Đoàn tâm huyết, năng nổ mà còn là một tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm trong phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã.
Đến với mô hình phát triển kinh tế của anh Việt chúng tôi ngạc nhiên trước mô hình cây chuối tiêu hồng và chăn nuôi kết hợp. Hiện nay, anh Việt là chủ 1 ha chuối tiêu hồng với 1.500 gốc đang cho thu hoạch. Trao đổi với chúng tôi, anh Việt cho biết: “Được Huyện đoàn Mai Châu cử đi tập huấn ở các huyện và các tỉnh khác với những mô hình phát triển kinh tế khác nhau, tôi thấy đất đai ở quê mình phù hợp với trồng chuối tiêu hồng”. Từ suy nghĩ ban đầu cộng với sự học hỏi, những kiến thức thu được qua những chuyến đi thăm quan, tập huấn và tìm hiểu trên sách vở, anh đã ứng dụng, làm theo đúng quy trình kỹ thuật như thường xuyên giữ độ ẩm, tạo nguồn nước cho chuối. Sau khi thu hoạch, tận dụng xử lý chế phẩm phụ của cây và lá vứt xuống gốc để tạo độ ẩm, tránh cỏ mọc và tăng thêm chất hữu cơ cho vụ sau.
Để đạt hiệu quả cao, sau khi thu hoạch, anh chặt cây mẹ đi và rắc vôi bột vào gốc nhằm hạn chế mầm bệnh phát sinh mà không cần cuốc gốc lên. Thời điểm này, vườn chuối nhà anh đã có hàng trăm buồng sắp cho thu hoạch. Ứớc tính, dịp Tết Nguyên đán này, gia đình anh Việt sẽ có khoảng gần 500 buồng chuối với giá bán từ 100.000 - 120.000 đồng/buồng. Ngoài chuối tiêu hồng, anh còn chăn nuôi thêm lợn, gà, cá, ngan, trồng luồng, đu đủ... để tận dụng nguồn thải bón cho cây chuối, nhờ đó giảm được lượng phân bón, tiết kiệm chi phí và cung cấp độ ẩm phù hợp cho cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt. Tính đến thời điểm này, gia đình anh có khoảng 150 con ngan, 30 con lợn, 100 con gà, hàng trăm gốc luồng và trên 100 gốc đu đủ. Trừ chi phí, tổng thu nhập của gia đình từ mô hình VAC đạt từ 200 - 250 triệu đồng/năm. Không chỉ mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VAC, anh đã tạo điều kiện giúp đỡ các đoàn viên trong xóm, xã về giống và hướng dẫn phương thức, kỹ thuật để phát triển từng loại cây trồng phù hợp với từng loại đất nhằm tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Mô hình trồng chuối tiêu hồng kết hợp với chăn nuôi của anh Vì Văn Việt đã góp phần thúc đẩy phong trào SX-KD giỏi và xây dựng NTM ở xã Mai Hịch.
Thu Hường
(Đài TT-TH Mai Châu)
(HBĐT) - Hà Thị Huyền (ảnh), lớp 6A, trường THCS thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) trông chững chạc hơn các bạn cùng trang lứa. Ẩn trong đôi mắt đượm buồn và dáng hình gầy gò của em toát lên nghị lực vượt khó mạnh mẽ.
(HBĐT) - Thiếu tướng Đinh Xuân Ứng là một người con của dân tộc Mường, sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng ở xóm Doi, xã Hiền Lương (Đà Bắc) và được trưởng thành từ quân đội, qua đó, quân nhân Đinh Xuân Ứng đã thấm nhuần tư tưởng cách mạng, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Từ quyết tâm thoát nghèo, bằng ý chí và nghị lực kiên cường, chị Lâm Thị Nụ, tiểu khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư vào cây cam. Vượt qua những khó khăn và thất bại, sau 10 năm gắn bó, cây không phụ lòng người, giúp gia đình chị thoát nghèo và trở thành tỷ phú.
Viết về “Gương người tốt- việc tốt” tỉnh Hoà Bình năm 2015
(HBĐT) - Công tác ở xã vùng cao Ngổ Luông, xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc nên khi bước nghề dạy học MN, cô Bùi Thị Khuê (ảnh) đã lường được những thử thách để vượt qua. Cô đã trang bị cho mình một nền tảng vững chắc, đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sự am hiểu cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây, bên cạnh đó là tấm lòng tâm huyết với trường, với lớp và các cháu đang ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.
(HBĐT) - Nghề giáo viên được ví như “người lái đò” tận tụy. Ở bản Táu Nà, một điểm trường khó khăn nhất của xã Cun Pheo, huyện Mai Châu cũng có những con người như thế, đó là cô giáo Bùi Thị Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 1+2, điểm trường Táu Nà. Cô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, vượt rừng, lội suối để đem cái chữ đến với con em đồng bào vùng cao.