Cô giáo Bùi Thị Khuê (MN Ngổ Luông-Tân Lạc), 2 năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, được Sở GD&ĐT tặng giấy khen.
(HBĐT) - Công tác ở xã vùng cao Ngổ Luông, xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc nên khi bước nghề dạy học MN, cô Bùi Thị Khuê (ảnh) đã lường được những thử thách để vượt qua. Cô đã trang bị cho mình một nền tảng vững chắc, đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sự am hiểu cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây, bên cạnh đó là tấm lòng tâm huyết với trường, với lớp và các cháu đang ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.
Vì thế, cô luôn đặt mình vào vị trí của các bậc phụ huynh cũng như các cháu nhà trẻ, mẫu giáo để thấu hiểu mình phải làm gì để đáp ứng lòng mong mỏi của các cháu. Với mong muốn giúp các cháu “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, là cô giáo đứng lớp mẫu giáo 5 tuổi tại xóm Luông Trên, cô luôn tìm tòi, thể nghiệm để tạo nên sức hút, sự vui tươi, hồ hởi của các cháu trong mỗi buổi học. Vì thế, mỗi buổi cùng sinh hoạt, vui chơi, học tập tại lớp với các cháu, cô giáo luôn tạo nên sự hứng thú cho các cháu trong giờ học. Cô đã ứng dụng tốt tiện ích của In -tơ-nét, của CNTT trong việc tìm tòi, học hỏi và giúp các cháu lớp 5 tuổi được tiếp cận, học tập, làm quen với máy tính cùng các câu chuyện hay, bức tranh đẹp, hay gương bạn học chăm ngoan ở mọi miền đất nước.
Cô tâm sự: Lớp có 17 cháu nhưng có tới 2/3 cháu có cuộc sống gia đình không dư giả. Vì thế, chúng tôi luôn thông cảm và chia sẻ, động viên cháu trong mỗi buổi lên lớp, tạo môi trường học tập, vui chơi thân thiện. ở lứa tuổi này, các em hiếu động, điều gì cũng muốn biết, muốn hỏi, vì thế các cô càng phải trau dồi để giúp trẻ có thêm nhận thức mới. Bên cạnh đó, còn phải trao đổi, tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh cùng phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở lớp và tại gia đình...
Hướng tới bước phát triển lâu dài, thời gian qua, cô đã theo học lớp CĐ mầm non để nhằm vượt chuẩn đào tạo. Có chuyên môn, có tấm lòng, những lớp cô phụ trách luôn được Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh đánh giá cao và tin tưởng. Chất lượng GD luôn được nâng lên. Năm học trước, lớp cô chủ nhiệm có 25 cháu thì 100% cháu đều đạt các chỉ số phát triển bình thường về chiều cao, cân nặng, được theo dõi về biểu đồ tăng trưởng; không có trẻ SDD thể thấp còi, nhẹ cân. Các cháu đều đạt “bé khoẻ, bé ngoan”. Vượt qua những khó khăn về cuộc sống, cô Bùi Thị Khuê luôn gắn bó cuộc sống của mình với công việc, với trẻ thơ. Bản thân cô cũng gặt hái được những kết quả tốt trong nghề nghiệp khi 2 năm gần đây được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Năm học 2012-2013 được Sở GD &ĐT tặng giấy khen vì có tinh thần vượt khó trong giảng dạy và công tác. Năm học 2014-2015, cô giáo người dân tộc Mường này được tham dự hội nghị điển hình tiên tiến ngành GDMN cấp tỉnh và được nhận giấy khen của Sở GD &ĐT.
Văn Tưởng
(HBĐT) - Là địa bàn phức tạp về tình hình ANTT, xóm Nam Sơn 1, xã Thu Phong (Cao Phong) đang có những bước chuyển mình căn bản tạo sức bật trong phát triển KT -XH đóng góp không nhỏ vào sự thay đổi tích cực ấy không thể không nhắc tới sự tham gia nhiệt tình của người trưởng xóm tâm huyết với công việc, ông Đoàn Văn Xu.
(HBĐT) - Sinh và lớn lên ở xóm Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc). Năm 1948, vừa tròn 16 tuổi, chàng trai Xa Văn Thế đã giác ngộ cách mạng và một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Là người Tày đầu tiên của huyện Đà Bắc xung phong tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử thắng lợi, ông Xa Văn Thế trở về cùng nhân dân bản, làng xây dựng quê hương.
(HBĐT) - Chưa tốt nghiệp THPT, chưa từng học sư phạm nhưng anh Bùi Văn Bình, thôn Yên, Kim Truy (Kim Bôi) vẫn được những người dân trong thôn yêu mến gọi hai tiếng “thầy Bình”. Liệt hai chân, bàn tay run rẩy không thể tự làm được những việc giản đơn nhất nhưng đã gần chục năm nay, ngôi nhà nhỏ của anh Bình không khi nào vắng tiếng đọc bài, tiếng nô đùa của các em nhỏ trong thôn. Đó là lớp học thêm do anh Bình duy trì để giúp các em nhỏ ôn luyện bài tập sau những giờ lên lớp.
(HBĐT) - Đến xã Lạc Lương (Yên Thủy) chúng tôi được giới thiệu tới thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Bùi Thanh Chìn ở xóm Yên Tân. ở đây, bà con không chỉ biết đến ông Chìn là người đảng viên năng động, nhiệt tình trong công việc mà còn là CCB tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế, mạnh dạn áp dụng mô hình canh tác mới vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
(HBĐT) - Đến xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc hỏi thăm về những người trồng bưởi giỏi thì nhiều người chỉ đến nhà ông Dương Tất Tính, chi hội trưởng chi hội CCB, chi hội trưởng chi hội nông dân xóm Tân Hương. Không chỉ làm kinh tế, ông còn thường xuyên giúp đỡ hội viên, những người ham làm vườn của nhiều nơi đến thăm quan học tập kinh nghiệm.
(HBĐT) - Mỗi lần có dịp về xóm Ải, xã Phong Phú - làng Mường cổ nổi tiếng ở xứ Mường Bi (Tân Lạc), chúng tôi lại được gặp ông - người trưởng thôn gương mẫu, tận tụy, trách nhiệm với công việc. Ông là Bùi Văn Dựng, năm nay 59 tuổi đã gần 20 năm làm trưởng thôn. Ông tâm sự: Sinh ra và lớn lên tại làng Mường cổ này, từ nhỏ, tôi đã được nuôi dưỡng trong một môi trường ấm áp tình làng, nghĩa xóm, tình người ôn hòa, nhân hậu. Quê hương thanh bình với những giá trị truyền thống được lưu giữ là niềm tự hào của tôi và những người dân trong Mường. Vì vậy, tôi luôn mong muốn làm được gì đó để đóng góp cho quê hương mình.