Viết về “Gương người tốt- việc tốt” tỉnh Hoà Bình năm 2015
Thực hiện Quyết định số 1300/QĐ-UBND, ngày 15/9/2014 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt đề án tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình, lần thứ IV; Chương trình phối hợp số 1609/CTrPH/BTGTU-SNV, ngày 09/9/2014 giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ với Sở Nội vụ về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước, phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến giai đoạn 2011-2015.
Thực hiện Quyết định số 195-QĐ/BTGTU, ngày 17/10/2014 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về việc thành lập Ban tổ chức Cuộc thi viết về “Gương người tốt- việc tốt” tỉnh Hoà Bình năm 2015.
Ban Tổ chức cuộc thi ban hành Thể lệ Cuộc thi viết về “Gương người tốt- việc tốt” các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình năm 2015 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyên truyền, cổ vũ, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến ở các địa phương, đơn vị để xã hội học tập và làm theo; khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp.
- Khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh kịp thời phát hiện, giới thiệu và có những bài viết phản ánh phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để phổ biến, nhân rộng.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về truyền thống thi đua yêu nước bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tạo sự chuyển biến về nhận thức của các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các lực lượng xã hội về vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay.
- Tác phẩm dự thi đoạt giải và các tác phẩm có chất lượng tốt, có tác dụng giáo dục, nêu gương học tập, nhân rộng sẽ được thẩm định, biên tập lại để xuất bản thành cuốn sách “Gương người tốt - việc tốt” phục vụ công tác tuyên truyền và tài liệu Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình lần thứ IV.
2. Yêu cầu
- Bài viết tham dự Cuộc thi phải đảm bảo nội dung theo đúng chủ đề, không quá 2.000 từ (khuyến khích những bài viết có hình ảnh minh hoạ). Bài viết phải ngắn gọn, súc tích, ngôn ngữ dễ hiểu.
- Các bài viết tham dự Cuộc thi phải viết về người thật, việc thật, có địa chỉ cụ thể rõ ràng, bảo đảm chính xác, không hư cấu, phản ánh các gương điển hình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và có tác dụng cổ vũ, động viên, giáo dục cao.
- Tác phẩm dự thi phải ghi rõ Họ và tên (bút danh), địa chỉ, số điện thoại của tác giả. Bài viết được viết tay hoặc đánh máy trên một mặt giấy khổ A4. Ngoài phong bì và trên bài viết ghi rõ: Bài tham dự Cuộc thi viết về “Gương Người tốt – Việc tốt” tỉnh Hòa Bình năm 2015.
- Ban Tổ chức không trả lại bản thảo đối với tác phẩm dự thi không đoạt giải hoặc không được Biên tập phát hành cuốn sách “Gương người tốt - việc tốt”.
II. NỘI DUNG TÁC PHẨM DỰ THI
Bài dự thi có nội dung phát hiện, phản ánh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc, những con người bình dị trong cuộc sống có nhiều việc làm tốt, nghĩa cử cao đẹp được công đồng tôn vinh; những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, xuất sắc trong trong Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong các phong trào thi đua yêu nước, phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới; gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong học tập, lao động, sản xuất, công tác trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, hiện đang sinh sống, công tác và làm việc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2015.
III. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân đang sinh sống và làm việc trong và ngoài tỉnh đều có thể tham gia viết bài dự thi.
Một tác giả có thể gửi nhiều bài dự thi.
IV. KHEN THƯỞNG.
Ban Tổ chức cuộc thi trao giải cho các tác phẩm đoạt giải, cơ cấu giải thưởng gồm:
- 01 Giải đặc biệt: Trị giá 10 triệu đồng
- 01 Giải nhất: Trị giá 6 triệu đồng
- 02 Giải nhì: Mỗi giải trị giá 4 triệu đồng
- 03 Giải ba: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng
- 10 Giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 1 triệu đồng
* Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ trao một số giải khác, mỗi giải trị giá 500.000đ:
- Giải dành cho người cao tuổi nhất tham dự Cuộc thi.
- Giải dành cho người ít tuổi nhất tham dự Cuộc thi.
- Giải dành cho người có nhiều bài viết tham gia Cuộc thi.
V. THỜI GIAN, ĐỊA CHỈ NHẬN TÁC PHẨM VÀ TRAO GIẢI CUỘC THI
1. Thời gian:
Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ ngày 20/10/2014 đến hết ngày 30/4/2015 tính theo dấu bưu điện.
2. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi
Tác phẩm dự thi gửi về Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình, địa chỉ: số 14, đường An Dương Vương, phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình.
3. Thời gian công bố kết quả và trao giải
Tổ chức công bố và trao giải nhân dịp Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình lần thứ IV giai đoạn 2011-2015 (dự kiến tổ chức vào Quý III năm 2015).
TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ
Kiêm
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
Nguyễn Văn Toàn
(HBĐT) - Từng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo UBND xã vùng sâu Hưng Thi (Lạc Thủy), già làng Bùi Văn Chung nghỉ hưu theo chế độ tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu của người đảng viên, nhận thức đúng đắn sự phát triển mọi mặt của huyện, xã là nhờ chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo nhiều cơ hội, điều kiện để đồng bào các dân tộc phát huy truyền thống đoàn kết, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Là địa bàn phức tạp về tình hình ANTT, xóm Nam Sơn 1, xã Thu Phong (Cao Phong) đang có những bước chuyển mình căn bản tạo sức bật trong phát triển KT -XH đóng góp không nhỏ vào sự thay đổi tích cực ấy không thể không nhắc tới sự tham gia nhiệt tình của người trưởng xóm tâm huyết với công việc, ông Đoàn Văn Xu.
(HBĐT) - Sinh và lớn lên ở xóm Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc). Năm 1948, vừa tròn 16 tuổi, chàng trai Xa Văn Thế đã giác ngộ cách mạng và một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Là người Tày đầu tiên của huyện Đà Bắc xung phong tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử thắng lợi, ông Xa Văn Thế trở về cùng nhân dân bản, làng xây dựng quê hương.
(HBĐT) - Chưa tốt nghiệp THPT, chưa từng học sư phạm nhưng anh Bùi Văn Bình, thôn Yên, Kim Truy (Kim Bôi) vẫn được những người dân trong thôn yêu mến gọi hai tiếng “thầy Bình”. Liệt hai chân, bàn tay run rẩy không thể tự làm được những việc giản đơn nhất nhưng đã gần chục năm nay, ngôi nhà nhỏ của anh Bình không khi nào vắng tiếng đọc bài, tiếng nô đùa của các em nhỏ trong thôn. Đó là lớp học thêm do anh Bình duy trì để giúp các em nhỏ ôn luyện bài tập sau những giờ lên lớp.
(HBĐT) - Đến xã Lạc Lương (Yên Thủy) chúng tôi được giới thiệu tới thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Bùi Thanh Chìn ở xóm Yên Tân. ở đây, bà con không chỉ biết đến ông Chìn là người đảng viên năng động, nhiệt tình trong công việc mà còn là CCB tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế, mạnh dạn áp dụng mô hình canh tác mới vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
(HBĐT) - Đến xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc hỏi thăm về những người trồng bưởi giỏi thì nhiều người chỉ đến nhà ông Dương Tất Tính, chi hội trưởng chi hội CCB, chi hội trưởng chi hội nông dân xóm Tân Hương. Không chỉ làm kinh tế, ông còn thường xuyên giúp đỡ hội viên, những người ham làm vườn của nhiều nơi đến thăm quan học tập kinh nghiệm.