Nhờ sự vận động của Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Mến cùng ban chi ủy, nhà văn hóa tổ 15, phường Tân Thịnh (TPHB) đã được hoàn thiện với tổng trị giá gần 300 triệu đồng.

Nhờ sự vận động của Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Mến cùng ban chi ủy, nhà văn hóa tổ 15, phường Tân Thịnh (TPHB) đã được hoàn thiện với tổng trị giá gần 300 triệu đồng.

(HBĐT) - Tổ dân phố 15, phường Tân Thịnh (TPHB) có 100 hộ với gần 440 khẩu, trong đó, gần 40% hộ là cán bộ, công nhân sông Đà nghỉ chế độ 176 không lương và một số hộ dân khu vực lò mổ cầu Đen, phường Đồng Tiến di rời sang do sạt lở kè sông Đà. Khó khăn hơn khi các hộ dân khu sạt lở chuyển sang từ năm 1995 và 19 hộ gia đình khu thương nghiệp, giáo viên trường Sông Đà đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tâm lý còn hoang mang, chưa thực sự yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng, sửa chữa nhà cửa.

 

Người dân không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, chủ yếu trông vào SX -KD nhỏ lẻ nên tổ 15 luôn là địa bàn kinh tế phát triển “ì ạch” nhất của phường Tân Thịnh. Quá nửa số hộ dân của tổ sống trong những ngôi nhà chật chội (diện tích chỉ khoảng 40 m2, thậm chí có căn chỉ 15 m2). Vì kinh tế chậm phát triển nên cơ sở hạ tầng của tổ dân phố cũng thiếu thốn, xập xệ, văn hóa, văn nghệ, thể thao không phát triển.

 

Trước năm 2012, tổ dân phố không có nhà văn hóa phải sử dụng chung nhà văn hóa đã xuống cấp với 3 tổ dân phố khác. Các ngõ, ngách trong tổ chưa được bê tông hóa kiên cố, không có điện đường chiếu sáng; không có rãnh thoát nước; tổ dân phố có một bãi đất trống, dần trở thành bãi rác, con nghiện từ nơi khác dạt về hút chích... làm ảnh hưởng đến mỹ quan và gây tác động xấu đến tình hình ANTT.

Thực tế này đã đặt ra nhiều trăn trở cho cấp ủy chi bộ và nhất là Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Mến. Trò chuyện với chúng tôi, bà Mến tâm sự: Thực trạng kinh tế, hạ tầng, đời sống của người dân tổ 15 khiến chi bộ và cá nhân tôi suy nghĩ rất nhiều. Giữa thành phố văn minh, hiện đại mà có KDC xập xệ, thiếu thốn cơ sở vật chất lại còn có hộ nghèo nữa, rất đáng buồn. Hơn lúc nào hết, chi bộ cần phải khẩn trương phát huy vai trò lãnh chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế, cải tạo cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Nghĩ là làm, trong cuộc họp chi bộ, bà Mến đã đưa việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm để chi bộ cũng bàn bạc, tháo gỡ, đưa ra các giải pháp hiệu quả và cụ thể hóa thành nghị quyết. Bắt đầu từ những nghị quyết sát với thực tế và được nhân dân đồng tình ủng hộ, cuộc sống ở tổ dân phố thuộc “top” cuối đã bắt đầu có sự chuyển mình, đổi thay. Kinh tế đã từng bước đi lên, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt bình quân 13%, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 19 triệu đồng, đến năm 2014 đã đạt 25 triệu đồng. Đặt biệt, năm 2012, tổ còn 2 hộ nghèo thì đến nay đã cơ bản xóa được hộ nghèo.

 

Song song với công tác lãnh, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, bà Mến đã cùng chi bộ tích cực vận động nhân dân xây dựng, cải tạo hạ tầng KDC. Trong nhiệm kỳ 2013 - 2015, chi bộ, các chi hội, đoàn thể đã vận động nhân dân đóng góp được hơn 500 triệu đồng để xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng KDC.

 

Trò chuyện với chúng tôi tại nhà văn hóa mới hoàn thiện khang trang, Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Mến nở nụ cười mãn nguyện: Tôi luôn tâm niệm sống và làm việc theo lời Bác Hồ dạy “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm”. Niềm vui lớn nhất của mỗi người đảng viên là làm được việc gì đó cho cộng đồng, cho nhân dân, được bà con hàng xóm tin yêu, quý mến, như vậy là thấy cuộc sống ý nghĩa lắm rồi!

 

 

 

                                                                           Dương Liễu

 

Các tin khác

Ông Đinh Văn Tỉnh, xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) truyền đạt cách sử dụng nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ.
Thầy giáo Lường Đức Chôm miệt mài giảng dạy chữ Tày trong chính ngôi nhà sàn nhỏ của mình.
Anh Vì Văn Việt chăm sóc vườn chuối tiêu hồng.
Nhằm đảm bảo ANTT trên địa bàn, ông Dương Toàn Thắng đã triển khai mô hình 3 quản, 3 giữ, thành lập các đội trật tự để tuần tra, canh gác thường xuyên.

Cô giáo Quản Mai Thanh cả đời tâm huyết với giáo dục mầm non

(HBĐT) - Gặp cô giáo Quản Mai Thanh, hiệu trưởng trường mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc - huyện Đà Bắc) trong thời điểm nhà trường mới đón bằng đạt chuẩn quốc gia mức độ II và được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III. Đây là kết quả của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường với sự phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi.

Người phụ nữ dám nghĩ, dám làm

(HBĐT) - Được Hội Phụ nữ xã Tân Sơn (Mai Châu) giới thiệu, chúng tôi biết đến mô hình phát triển kinh tế của chị Hà Thị Hậu, một người phụ nữ năng động, dám nghĩ, dám làm và là tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ thi đua SX-KD giỏi của xã nói riêng, huyện Mai Châu nói chung.

Người công nhân không ngừng sáng tạo và cống hiến

(HBĐT) - Gặp anh Trương Xuân Mạnh, xưởng nguyên liệu lò nung tại Đại hội Công đoàn Công ty TNHH xi măng Vĩnh Sơn (KCN Lương Sơn). Ấn tượng về anh - một công nhân cao lớn, gương mặt tươi tắn, ít nói. Anh là công nhân tiêu biểu đại diện cho phân xưởng đi dự Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty.

Nghị lực của cô học trò mồ côi

(HBĐT) - Hà Thị Huyền (ảnh), lớp 6A, trường THCS thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) trông chững chạc hơn các bạn cùng trang lứa. Ẩn trong đôi mắt đượm buồn và dáng hình gầy gò của em toát lên nghị lực vượt khó mạnh mẽ.

Gia đình quân nhân làm theo lời Bác

(HBĐT) - Thiếu tướng Đinh Xuân Ứng là một người con của dân tộc Mường, sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng ở xóm Doi, xã Hiền Lương (Đà Bắc) và được trưởng thành từ quân đội, qua đó, quân nhân Đinh Xuân Ứng đã thấm nhuần tư tưởng cách mạng, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Nữ tỷ phú vùng cam

(HBĐT) - Từ quyết tâm thoát nghèo, bằng ý chí và nghị lực kiên cường, chị Lâm Thị Nụ, tiểu khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư vào cây cam. Vượt qua những khó khăn và thất bại, sau 10 năm gắn bó, cây không phụ lòng người, giúp gia đình chị thoát nghèo và trở thành tỷ phú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục