Gia đình CCB Bùi Ngọc Nhi đầu tư nuôi lợn bản địa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Mô hình trang trại của gia đình cựu chiến binh Bùi Ngọc Nhi, 57 tuổi, tại xóm Hang Nước, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) nằm trên đồi Cù Lòi, cách KDC xóm Hang Nước gần 1 km. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là màu xanh của gần 5 ha keo lai gần 2 năm tuổi, gần 100 con lợn và 50 con dê tạo nên một bức tranh sinh động.
Ông Nhi cho biết, để có được thành quả như ngày hôm nay, gia đình ông đã trải qua không ít khó khăn, nhiều lần làm ăn thất bại như: vay tiền ngân hàng mua ô tô nhưng không hiệu quả “mua đắt, bán rẻ” khiến gia đình mang khoản nợ lớn rồi nuôi lợn cũng lỗ vài chục triệu đồng, những khoản nợ chồng chất tưởng chừng không thể vươn lên. Nhưng trí làm giàu, sự cần mẫn của “bộ đội Cụ Hồ” không cho phép ông bỏ cuộc.
Năm 2010, sau bao đêm trăn trở, nhận thấy 5 ha đất trong đồi Cù Lòi của gia đình có thể phát triển trồng rừng và nuôi động vật chăn thả. Ông bàn bạc với gia đình và quyết định đầu tư trên dưới 100 triệu đồng, thuê máy xúc mở đường, đào hào quanh đồi, đắp ao, xây dựng chuồng trại. Lúc này ông nghĩ, để tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong đồi, những vật nuôi như dê, lợn bản địa là phù hợp nhất. Hai con vật này đã và đang đem lại hiệu quả lớn đối với ý chí vượt lên sau thất bại của gia đình ông.
Từ năm 2010 đến nay, bình quân mỗi năm gia đình ông đều thu trên 100 triệu đồng từ dê và lợn. Năm 2014, số tiền bán dê gần 100 triệu đồng. Ngoài ra, gần 100 con lợn bản địa cũng chuẩn bị xuất chuồng với giá hiện tại 130.000 đồng /kg cũng hứa hẹn nguồn thu trên 100 triệu đồng. “Thất bại cũng không được nản lòng, phải luôn cố gắng và quyết tâm” - Đó là bí quyết giúp gia đình CCB Bùi Ngọc Nhi thành công như ngày hôm nay. Trong năm 2015 này, gia đình ông sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại, đưa dê lai vào cải tạo giống dê hiện tại. Với ý chí, nghị lực và kết quả đó, tháng 7/2013, ông được chọn làm 1 trong 50 đại biểu của tỉnh đi dự Hội nghị biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số 5 tỉnh vùng tây bắc Nghệ An.
Đánh giá về mô hình kinh tế của gia đình ông Nhi, ông Bùi Đắc Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Mông Hóa cho biết: “Mô hình kinh tế của gia đình ông Nhi phát triển phù hợp với định hướng phát triển của xã, tận dụng được địa hình chủ yếu là đất đồi. Đồng thời, ông là một tấm gương luôn vượt khó, quyết tâm làm giàu, vượt qua những thất bại để có được kết quả to lớn như ngày hôm nay và là một tấm gương để bà con học tập, làm theo”.
Cao Viết Đào
(Lớp Báo in K31A1 - HVBC&TT)
(HBĐT) - Trong những năm qua, KDC Lâm Hóa I, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp của trưởng khu Dương Toàn Thắng, một người tận tụy, hết mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân.
(HBĐT) - Gặp cô giáo Quản Mai Thanh, hiệu trưởng trường mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc - huyện Đà Bắc) trong thời điểm nhà trường mới đón bằng đạt chuẩn quốc gia mức độ II và được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III. Đây là kết quả của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường với sự phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi.
(HBĐT) - Được Hội Phụ nữ xã Tân Sơn (Mai Châu) giới thiệu, chúng tôi biết đến mô hình phát triển kinh tế của chị Hà Thị Hậu, một người phụ nữ năng động, dám nghĩ, dám làm và là tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ thi đua SX-KD giỏi của xã nói riêng, huyện Mai Châu nói chung.
(HBĐT) - Gặp anh Trương Xuân Mạnh, xưởng nguyên liệu lò nung tại Đại hội Công đoàn Công ty TNHH xi măng Vĩnh Sơn (KCN Lương Sơn). Ấn tượng về anh - một công nhân cao lớn, gương mặt tươi tắn, ít nói. Anh là công nhân tiêu biểu đại diện cho phân xưởng đi dự Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty.
(HBĐT) - Hà Thị Huyền (ảnh), lớp 6A, trường THCS thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) trông chững chạc hơn các bạn cùng trang lứa. Ẩn trong đôi mắt đượm buồn và dáng hình gầy gò của em toát lên nghị lực vượt khó mạnh mẽ.
(HBĐT) - Thiếu tướng Đinh Xuân Ứng là một người con của dân tộc Mường, sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng ở xóm Doi, xã Hiền Lương (Đà Bắc) và được trưởng thành từ quân đội, qua đó, quân nhân Đinh Xuân Ứng đã thấm nhuần tư tưởng cách mạng, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.