Gia đình ông Bùi Khánh Khuyên, Chủ tịch Hội CCB xã Do Nhân (Tân Lạc) phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi kết hợp trồng trọt đem lại nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm.

Gia đình ông Bùi Khánh Khuyên, Chủ tịch Hội CCB xã Do Nhân (Tân Lạc) phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi kết hợp trồng trọt đem lại nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của thị trường và kiên trì làm giàu, ông Bùi Khánh Khuyên, Chủ tịch Hội CCB xã Do Nhân (Tân Lạc) đã phát triển kinh tế với mô hình nuôi lợn, gà, ngan kết hợp trồng mía đem lại nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm.

 

Mời chúng tôi vào thăm mô hình của gia đình mình ở xóm Mương 2, ông Khuyên kể: “Tôi nhập ngũ tháng 8/1978, sau 4 năm 8 tháng trong quân ngũ, trở về    quê hương và lập gia đình. Năm 1997, tôi được bầu làm Phó Chủ tịch HND và từ năm 2001 đến nay là Chủ tịch Hội CCB xã Do Nhân”. Sau nhiều năm hoạt động công tác xã hội, ông đã trau dồi được nhiều kiến thức hay về phát triển kinh tế và nhìn thấy những lợi thế về trồng trọt, chăn nuôi ở xã mình. Đặc biệt, những lần đi thăm đồng đội cũ, thấy họ làm kinh tế giỏi,  ông càng quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

 

Do đất vườn ít nên ông chọn nuôi lợn làm hướng phát triển kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, giai đoạn đầu, gia đình gặp không ít khó khăn vì kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế, đầu ra thất thường. Lúc này, nhiều người dân nơi đây bỏ chăn nuôi lợn nhưng ông và gia đình vẫn kiên trì, tiếp tục học hỏi kỹ thuật và dần dần có được nguồn thu nhập khá. Để chủ động về nguồn giống đảm bảo chất lượng, gia đình ông đã nuôi thêm lợn nái, còn nguồn thức ăn, ngoài trồng thêm rau lang, ông còn đầu tư mua máy xay xát. Gia đình ông là một trong những hộ đầu tiên trong xã mua máy tuốt lúa vừa phục vụ gia đình, vừa làm dịch vụ cho bà con, tăng thêm nguồn thu nhập. Từ nhiều năm nay, gia đình ông luôn nuôi 30 con lợn thương phẩm/lứa, 1 năm xuất chuồng 3 lứa, trừ chi phí lãi hơn 60 triệu đồng.

 

Ngoài ra, ông và gia đình còn nuôi thêm gà ri, ngan; mỗi lứa nuôi 150 con gà ri, trên 50 con ngan, mỗi năm, gia đình ông cũng thu được khoảng 60 triệu đồng từ hai vật nuôi này. Để tận dụng nguồn phân bón từ chăn nuôi, trên diện tích đất vườn hơn 3.000 m2, gia đình ông trồng mía tím, bình quân mỗi năm đem lại thu nhập 50 triệu đồng. Nhờ sự kết hợp khoa học giữa trồng trọt và chăn nuôi đã đem lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm. Chia sẻ về phương hướng sắp tới, ông cho biết: “Hiện bà con vẫn phải nhập giống lợn từ dưới xuôi về nên sắp tới, gia đình tôi có kế hoạch mở rộng chuồng trại, nuôi thêm từ 20-30 lợn nái; tiếp tục duy trì nuôi lợn thương phẩm, gà, ngan. Còn trồng mía thì 2 vụ gần đây đầu ra không ổn định nên sẽ chuyển sang trồng bưởi”.

 

Nhờ sự nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, kiên trì làm giàu và từ những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế, những năm qua, bản thân ông và gia đình được tặng nhiều giấy khen, bằng khen. ông Bùi Khánh Khuyên là một tấm gương tiêu biểu, biết vượt khó làm giàu trên mảnh đất Do Nhân còn nhiều gian khó.

 

 

                                                                           

                                                                              Viết Đào

 

 

 

 

Các tin khác

Em Bùi Thị Huệ và thầy giáo tại lễ tuyên dương khen thưởng.
Anh Đinh Đức Thuận đang chăm sóc cho những cây cam.
Trưởng thôn Bùi Thị Dung vận động hộ dân góp sức người, sức của bê tông hoá các tuyến đường nhánh.
Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai chăn sóc vườn chanh chuẩn bị cho thu hoạch.

Người đảng viên tiên phong trong phát triển kinh tế hộ gia đình

(HBĐT) - Không chỉ vì ông là một đảng viên gương mẫu, gia đình luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương, mà còn là một trong những điển hình tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, đưa cây con giống mới vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Đó là đảng viên Nguyễn Hữu Duyệt ở xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Chủ tịch UBND xã thành công với mô hình trồng cây lấy hạt

(HBĐT) - Năm 2010, Văn Nghĩa - xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn có 53% hộ thuộc diện nghèo. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, ước đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 27%; đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Đóng góp vào sự chuyển biến tích cực này có phần đóng góp ý nghĩa của đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã.

“Thủ lĩnh” trẻ xuất sắc của lực lượng Công an

(HBĐT) - Trải qua nhiều vị trí công tác, từ chiến sỹ cảnh sát hình sự, phó đội trưởng, đội trưởng đội điều tra hướng dẫn án xâm phạm nhân thân, Phó trưởng phòng PC45- Công an tỉnh và nay là Trưởng Công an TPHB, thiếu tá Bùi Việt Hùng luôn nỗ lực phấn đấu, tích cực học hỏi trau dồi kiến thức nghiệp vụ, đoàn kết cùng đồng chí, đồng đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Làm giàu từ những viên gạch

(HBĐT) - Đó là câu chuyện bền bỉ vượt khó của ông Đinh Văn Lưng, trưởng thôn xóm Bái, xã Phú Cường (Tân Lạc) với mô hình sản xuất gạch bi. Để có được nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm như hiện nay, ít ai biết rằng, trước đó ông và gia đình đã trải qua thời kỳ thiếu thốn trăm bề. Ấy thế mà, bằng sự nhanh nhạy, ham học hỏi và ý chí quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, ông đã gặt hái được những thành quả xứng đáng.

Người được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014

(HBĐT) - Đó là ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ). Mô hình sản xuất, kinh doanh mà gia đình ông kiên trì thực hiện trong nhiều năm là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp với mức thu nhập đáng nể, bình quân trên 2 tỷ đồng/năm.

Bí thư chi bộ tiêu biểu ngành giáo dục

(HBĐT) - Năm 2014 là năm thứ 5 liên tục chi bộ Phòng Kế hoạch – Tài chính (Đảng bộ Sở GD&ĐT) giữ vững danh hiệu “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”, thành tích đó có phần đóng góp rất lớn của đồng chí Phan Văn Sỹ - Bí thư chi bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục