Anh Bùi Văn Tường, xóm Đảy, xã Yên Lập (Cao Phong) chăm sóc vườn mía trắng của gia đình.

Anh Bùi Văn Tường, xóm Đảy, xã Yên Lập (Cao Phong) chăm sóc vườn mía trắng của gia đình.

(HBĐT) - Nhắc tới gia đình anh Bùi Văn Tường, xóm Đảy, mọi người trong xã Yên Lập (Cao Phong) đều biết rõ bởi gia đình anh nổi tiếng về tấm gương vượt khó, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng. Để có được nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng như ngày hôm nay, anh và gia đình anh đã trải qua những lúc khó khăn, thiếu thốn. Nhờ ý chí làm giàu, sự nhạy bén của mình, anh Tường đã mạnh dạn đầu tư vào mía trắng trên mảnh đất rộng 7ha của gia đình.

 

Kể về những ngày mới khởi nghiệp, anh Tường chia sẻ: “10 năm trước, gia đình tôi chỉ làm ruộng, hai vợ chồng không có việc làm ổn định, thu nhập ngày được ngày không. Phần lớn dựa vào xe công nông chờ nguyên liệu và phục vụ chở hàng thuê. Vốn thuộc xã khó khăn, điều kiện phát triển còn thiếu thốn. Gia đình làm ruộng thì không đủ sống, con cái lớn lên đồng nghĩa với việc gia đình phải tăng thêm chi tiêu. Nghĩ về gia đình mình có sẵn mấy ha đất do ông bà để lại. Tôi quyết tâm đi tìm hiểu những mô hình kinh tế hay, học hỏi những người có kinh nghiệm về trồng mía trắng, chăn nuôi. Về nhà, tôi vay họ hàng, bạn bè tiền để mua mía về trồng”. Từ làm ruộng sang trồng mía không phải dễ dàng. Để hiểu hơn về kỹ thuật trồng mía, anh Tường thường xuyên tham gia các lớp đào tạo do Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện tổ chức. Đồng thời, anh học hỏi trực tiếp những người đầu tư trồng mía trước để rút kinh nghiệm cho bản thân. Mía là loại cây phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, sự nhạy bén là yếu tố cần thiết đối với người trồng. Anh Tường luôn tự hào vườn mía nhà mình là một trong những vườn mía đẹp và chất lượng nhất xã. Hàng ngày, anh và mọi người trong gia đình đều ra thăm vườn mía, làm cỏ, vặt mía khô, chú ý đến thay đổi của thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng cây mía để kịp thời khắc phục. Vì vậy, chưa năm nào, mía nhà anh xảy ra tình trạng mía ra hoa, xốp ruột.

 

Trên đà phát triển từ kinh doanh mía trắng, anh Tường đầu tư thêm chiếc xe tải 2,5 tấn rồi đến chiếc 3,5 tấn thay cho chiếc công nông ngày xưa. Để tăng thêm thu nhập, ngoài mùa thu hoạch mía, gia đình anh Tường đầu tư buôn bán phân bón và chạy xe tải chở hàng thuê, anh Tường mua thêm 4 con trâu về chăn nuôi tận dụng nguồn thức ăn từ lá mía. Mía trắng là loại dễ tiêu thụ, nhiều năm vẫn giữ giá ổn định.  Với giá  mỗi cây mía từ 6.000 – 7.000 đồng, hàng năm, gia đình anh thu được hơn 600 triệu đồng từ việc bán mía, bán trâu và chạy xe tải. Đặc biệt, trong năm 2015, mía được mùa cộng với thời tiết nắng nóng. Vào mùa, gia đình anh thu được gần 1 tỷ đồng từ việc bán mía. Anh Tường cho biết thêm: Hiện tại, gia đình anh đang đầu tư thêm 2 ha cam, sau hơn 1 năm trồng, cây cam vẫn phát triển tốt và hứa hẹn đem lại những thành quả đáng mừng như mía trắng.  

 

Không chỉ là tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, anh Tường còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 7 lao động thường xuyên và 30 lao động khi vào mùa với mức thu nhập từ 3- 4 triệu đồng/ tháng. Bên cạnh đó, Anh Tường còn thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn các hộ dân trong xóm về kỹ thuật trồng mía và chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Gia đình anh còn tích cực tham gia CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”, luôn gương mẫu trong việc ủng hộ quyên góp các loại quỹ của xã. Nhiều năm qua, gia đình anh đều được công nhận gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình văn hoá tiêu biểu của xã.

 

 

                                                     

                                                       Nguyễn Tuyết (CTV)

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Bí thư Đoàn 8X Bùi Văn Cảnh là đại diện duy nhất của tỉnh được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng lần này.
Trung tá Hà Công Ử kiểm tra súng của người dân giao nộp.
Không có hình ảnh

Thầy giáo 13 lần hiến máu cứu người

(HBĐT) - Đó là thầy giáo Nguyễn Thành Hưng, giảng viên môn Triết học, trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Tính từ lần hiến máu đầu tiên thời còn là sinh viên đến hiện tại thầy Hưng đã 13 lần hiến máu tình nguyện. Thầy là người cán bộ đầu tiên của trường hiến máu nhân đạo nhiều nhất từ trước đến nay.

 Người trưởng xóm mẫu mực

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh chị em tại xóm Chềnh, xã Ngọc Lương (Yên Thủy), năm 1987, anh Lưu Hồ Lam tốt nghiệp cấp III. Vì hoàn cảnh gia đình, anh phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ và nuôi dạy các em. Từ đó, anh đã tham gia hoạt động chi Đoàn thanh niên của xóm. Mặc dù chăm chỉ làm ăn nhưng cuộc sống gia đình vẫn thiếu thốn. Năm 2000, anh được nhân dân trong xóm tin tưởng bầu làm trưởng xóm. Bằng những hành động, việc làm cụ thể không chỉ vận động, tuyên truyền nhân dân làm đường GTNT, xây dựng nhà văn hóa, anh còn đi đầu trong tìm hướng đi mới cho phát triển kinh tế gia đình, từ đó, vận động nhân dân trong xóm làm theo.

Người đi đầu hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở xã Thu Phong

(HBĐT) - Mặc dù đã hơn 60 tuổi nhưng ông Phạm Văn Chiến, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn sôi nổi với việc làng, việc xóm. Là một trong những hộ hiến đất nhiều nhất của xã trong xây dựng NTM, ông và gia đình luôn thấy vui với những đóng góp của mình cho sự đổi thay của làng xóm.

Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, xóm Báy, xã Sào Báy (Kim Bôi) thật bất ngờ trước mô hình trang trại tổng hợp mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Tuyết còn giúp nhiều người có việc làm và thu nhập ổn định. Nhiều năm liền gia đình chị đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh.

Người giữ “lửa” cho dân ca Mường Bi

(HBĐT) - Nghệ nhân Bùi Văn Ểu, xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) là cái tên quen thuộc được nhiều người dân vùng đất Mường Bi biết đến vì là người cả đời nhiệt huyết gắn bó với dân ca Mường. Nhiều năm đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Phú, nhưng với hiểu biết và niềm say mê về dân ca Mường, ông luôn quan tâm sưu tầm cũng như tham gia những sự kiện văn hóa, các hội diễn văn nghệ liên quan đến dân ca Mường.

Người “truyền lửa” phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Đã nhiều năm “nổi danh” là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình trồng mía trắng luôn đạt “top” thu nhập trong xã. Tuy nhiên, năm 2015, anh nông dân Phùng Đình Thành, xóm Yên Hòa, xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy lại một lần nữa khiến những hội viên trong xã ngạc nhiên khi phá bỏ toàn bộ diện tích mía trắng để trồng vào đó hơn 700 gốc táo giống mới chưa từng xuất hiện trên thị trường Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục