Trung tá Phạm Thị Thu Thủy (ngoài cùng bên trái) trao đổi công việc với cán bộ trong đơn vị.

Trung tá Phạm Thị Thu Thủy (ngoài cùng bên trái) trao đổi công việc với cán bộ trong đơn vị.

(HBĐT) - Trong lực lượng Công an tỉnh, ít người không biết nữ Trưởng phòng Quản lý xuất - nhập cảnh Phạm Thị Thu Thủy. Một lãnh đạo trẻ năng động, say nghề. Chị không chỉ chỉ đạo anh em mà “xắn tay áo” hỗ trợ mọi người trong công việc. Chính tác phong sâu sát, gần gũi với anh em giúp chị hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình, công việc mỗi người để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời.

 

Tốt nghiệp THPT với tấm bằng xuất sắc, Phạm Thị Thu Thủy thi đỗ Đại học ngoại ngữ Hà Nội với số điểm cao. Sau 4 năm học đại học, chị sử dụng thành thạo tiếng Anh. Năm 1996, Công an tỉnh đăng tin tuyển dụng cán bộ có trình độ tiếng Anh, Phạm Thị Thu Thủy mạnh dạn nộp hồ sơ  và đã trúng tuyển.  

Đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với nhân dân nên chị càng phải rèn luyện tác phong, trau dồi trình độ, có như vậy mới hướng dẫn, giải quyết công việc một cách thuận lợi. Chứng kiến người dân vùng cao lặn lội xuống thị xã Hòa Bình làm hộ chiếu xuất cảnh, chị thấu hiếu khó khăn, vất vả của họ. “Người dân mình còn nghèo lắm, làm việc gì có lợi cho dân phải cố gắng làm, việc gì có hại phải tuyệt đối tránh. Nhiệm vụ của người chiến sỹ công an phải dựa vào dân, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, có như vậy mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình” - Chị Phạm Thị Thu Thủy chia sẻ.  

Chị Thủy vẫn nhớ như in lần đầu giải quyết “ca khó” giúp dân. Đó là một ngày cuối giờ chiều (năm 1997), có 2 cha con người dân tộc ở huyện vùng cao Đà Bắc lặn lội hàng chục km đường rừng, tìm tới Đội Xuất - nhập cảnh để làm thủ tục cấp hộ chiếu. Lúc đó, chị chuẩn bị về thì người dân đến nài nỉ, xin được làm thủ tục cấp hộ chiếu để đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa Séc. Được biết, lịch bay đã ấn định, nếu không giải quyết sớm sẽ lỡ chuyến bay, quan trọng hơn là mất hàng chục triệu đồng tiền đặt cọc. Nhìn 2 cha con quần áo xộc xệch, lấm lem bùn đất, nét mặt lo lắng, chị không khỏi  xót xa. Dù đã khá muộn, chị vẫn tận tình hướng dẫn người dân khai hồ sơ, rút ngắn các thủ tục để họ sớm trở về gia đình. Lúc chia tay, họ bịn rịn bày tỏ lòng biết ơn chị và cán bộ trong đơn vị.  

Chị được Ban Giám đốc Công an tỉnh tín nhiệm giao làm Phó Trưởng phòng, năm 2013 được bổ nhiệm Trưởng phòng Quản lý xuất - nhập cảnh. Khi ấy, chị vừa tròn 40 tuổi, một trong những nữ lãnh đạo trẻ nhất Công an tỉnh bấy giờ. ở cương vị mới, trách nhiệm nặng nề hơn. Chị vừa quán xuyến các mặt công tác của đơn vị, vừa chăm lo đời sống của cán bộ, chiến sỹ. Chị thường gần gũi, nắm bắt tâm tư, tình cảm như người thân trong gia đình. Đáp lại tình cảm của chị, cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Để nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân, chị đề xuất cấp trên thanh loại, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà,  không cần thiết, rút ngắn thời gian cấp hộ chiếu còn 8 ngày (không kể ngày làm việc). Chị yêu cầu cán bộ tiếp dân phải có thái độ niềm nở, hòa nhã với người dân, tận tụy, trách nhiệm với công việc. Nghiêm cấm hành vi quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong giải quyết công việc. Chị tham mưu UBND tỉnh lập Đề án quản lý lưu trú cho người nước ngoài trên Internet triển khai tại tất cả các địa phương trong tỉnh, vừa tiết kiệm thời gian, kinh phí, vừa đề cao tính chuyên nghiệp trong công tác. Vừa là thủ trưởng đơn vị kiêm Chủ tịch Hội phụ nữ khối An ninh nhân dân, chị  còn là người vợ hết mực đảm đang. Noi gương mẹ, các con của chị đều học hành giỏi giang.  

Trong sâu thẳm con người Phạm Thị Thu Thủy là đức tính cần cù, chịu khó, say nghề. Người thân và đồng đội chưa khi nào thấy chị than vãn trước áp lực  công việc. Con người ấy luôn tràn đầy nhiệt huyết được cống hiến cho xã hội, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Chị tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong công việc. Điều đó thật đáng trân trọng biết bao.

 

                                            Như Hùng (Công an tỉnh)

 

Các tin khác

Trung tá Nguyễn Văn Thành (áo trắng) Phó trưởng Công an huyện Yên Thủy cùng cán bộ Huyện Đoàn thăm CLB “Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng kinh tế”.
Anh Bùi Văn Tường, xóm Đảy, xã Yên Lập (Cao Phong) chăm sóc vườn mía trắng của gia đình.
Không có hình ảnh
Bí thư Đoàn 8X Bùi Văn Cảnh là đại diện duy nhất của tỉnh được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng lần này.

Người kiên trì vận động nhân dân giao nộp vũ khí

(HBĐT) - Trong đời sống tâm linh đồng bào Thái có cây kiếm thờ là vật “hội tụ” linh hồn ông bà tổ tiên. Với đồng bào dân tộc Mông và một số dân tộc sống gần rừng, khẩu súng săn, con dao quắm là những vật “bất ly thân” từ nhiều đời nay. Họ dùng để bắn báo hiệu, vì nhà nọ với nhà kia cách nhau cả quả đồi. Họ dùng để bắn trong đám ma, đuổi ma tà, đưa linh hồn người chết siêu thoát.

Người làm giàu cho đất Đại Đồng

(HBĐT) - Ông Lê Trần Chinh, quê gốc xóm Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã từng bị trắng tay sau nhiều năm kinh doanh vật liệu xây dựng. Với sự yêu thích cây trồng từ nhỏ, ông quyết định rời quê hương đi tìm hướng làm ăn mới.

Thầy giáo 13 lần hiến máu cứu người

(HBĐT) - Đó là thầy giáo Nguyễn Thành Hưng, giảng viên môn Triết học, trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Tính từ lần hiến máu đầu tiên thời còn là sinh viên đến hiện tại thầy Hưng đã 13 lần hiến máu tình nguyện. Thầy là người cán bộ đầu tiên của trường hiến máu nhân đạo nhiều nhất từ trước đến nay.

 Người trưởng xóm mẫu mực

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh chị em tại xóm Chềnh, xã Ngọc Lương (Yên Thủy), năm 1987, anh Lưu Hồ Lam tốt nghiệp cấp III. Vì hoàn cảnh gia đình, anh phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ và nuôi dạy các em. Từ đó, anh đã tham gia hoạt động chi Đoàn thanh niên của xóm. Mặc dù chăm chỉ làm ăn nhưng cuộc sống gia đình vẫn thiếu thốn. Năm 2000, anh được nhân dân trong xóm tin tưởng bầu làm trưởng xóm. Bằng những hành động, việc làm cụ thể không chỉ vận động, tuyên truyền nhân dân làm đường GTNT, xây dựng nhà văn hóa, anh còn đi đầu trong tìm hướng đi mới cho phát triển kinh tế gia đình, từ đó, vận động nhân dân trong xóm làm theo.

Người đi đầu hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở xã Thu Phong

(HBĐT) - Mặc dù đã hơn 60 tuổi nhưng ông Phạm Văn Chiến, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn sôi nổi với việc làng, việc xóm. Là một trong những hộ hiến đất nhiều nhất của xã trong xây dựng NTM, ông và gia đình luôn thấy vui với những đóng góp của mình cho sự đổi thay của làng xóm.

Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, xóm Báy, xã Sào Báy (Kim Bôi) thật bất ngờ trước mô hình trang trại tổng hợp mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Tuyết còn giúp nhiều người có việc làm và thu nhập ổn định. Nhiều năm liền gia đình chị đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục