Anh Đặng Đình Tiến, xóm Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) chăm sóc cây cảnh trong vườn.
(HBĐT) - “Chơi cây cảnh là một nghệ thuật, buôn nghệ thuật không hề dễ. Niềm đam mê cháy bỏng sẽ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thật đẹp mang lại ý nghĩa nhân văn cao cả. Trồng cây mang đến “sự cát tường” cho gia đình, xóm làng. Cây mang lại lá xanh, hoa đẹp và cũng từ đó hình thành nên một phần cốt cách làm người, tạo nên triết lý sống thảnh thơi”. Đó là những tâm sự của anh Đặng Đình Tiến, xóm Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), một người đam mê và tâm huyết với cây cảnh.
Nhâm nhi bên chén trà mạn giữa không gian vườn non bộ xanh tươi, anh Tiến kể về niềm đam mê cây cảnh. Anh bắt đầu trồng cây cảnh từ năm 1993, lúc đầu, anh chỉ mua phôi cây về rồi bán sang tay. Sau 4 năm gắn bó với cây cảnh, cảm thấy có duyên và yêu cây, năm 1997, anh bắt đầu làm vườn. Với bàn tay khéo léo cùng sự kiên trì, anh Tiến đã uốn nắn, chăm sóc và sáng tạo ra nhiều chậu cảnh quý hiếm. Hiện nay, trong khu vườn rộng hơn 1.000 m2 của anh có hơn 100 chậu cảnh gồm 40 loại cây với nhiều thế khác nhau được khách hàng ưa chuộng, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Anh Tiến chia sẻ: “Với 23 năm gắn bó với cây cảnh, xuất phát từ niềm đam mê, tâm huyết với cây cảnh, tôi đã coi đó là một nghề. Để duy trì được vườn cây như bây giờ gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn năm 2011–2012, do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ, nhiều nhà vườn đã bỏ nghề vì không bán được, tôi phải đấu tranh tư tưởng, kiên trì và quyết tâm cao mới trụ lại được. Mấy năm lại đây, khi thị trường cây cảnh bắt đầu đi vào ổn định, được khách hàng biết đến đã đem lại thu nhập cao cho gia đình. Số lượng cây cảnh trong vườn hầu hết được tôi trồng, sáng tạo từ những cây phôi. Sau khi mua cây phôi về phải tưởng tượng xem mình tạo thế như nào cho cây, mỗi thế mang một ý nghĩa riêng cho nên sau nhiều năm bán ra thị trường khi nhìn lại cây của mình, tôi nhận ra ngay”.
Để có được số lượng cây phong phú như hiện nay, anh phải đi khắp các tỉnh, thành, lên rừng sâu để tìm những cây quý hiếm. Theo kinh nghiệm của anh, đi càng xa sẽ có được những cây cổ và giá trị càng cao, phải nhanh mắt, nhanh tay vì chỉ cần chậm một chút sẽ có người khác mua mất. Có những lúc tìm được cây ưng ý nhưng chủ không muốn bán anh phải tìm mọi cách thuyết phục, thậm chí trả với giá cao để mua bằng được cây. Nhiều cây chỉ mua vài triệu nhưng sau vài năm chăm sóc, anh đã biến thành tác phẩm nghệ thuật lên tới hàng trăm triệu đồng.
Ngoài cây trồng trong chậu, anh Tiến có nhiều cây phôi đang được trồng dưới đất từ chiết, ghép mắt. Anh được mời đi làm khuôn viên non bộ cho khách hàng ở nhiều tỉnh. Hiện nay, khuôn viên vườn của gia đình trưng bày phong phú về loại cây để khách đến tham quan và mua cây. Thị trường tiêu thụ cây cảnh của gia đình chủ yếu mang đến các hội chợ triển lãm sinh vật cảnh các tỉnh từ Thanh Hóa ra các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tìm đến tham quan và mua cây tại nhà tăng. Mỗi khách có một nhu cầu khác nhau, có người thích những cây cổ thụ to nhiều cành lá, người lại thích những cây nho nhỏ để trang trí bàn làm việc. Anh phải nghiên cứu tìm hiểu trong sách cổ, qua mạng Internet để hiểu về các loại cây cảnh, nhu cầu chơi cây cảnh của khách hàng theo từng thời điểm khác nhau.
Với niềm đam mê, sự sáng tạo không ngừng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, anh Tiến đạt nhiều giải tại các cuộc triển lãm hội sinh vật cảnh như: Giải bạc tại triển lãm sinh vật cảnh lần thứ 2 tại Bắc Ninh với tác phẩm “cây sanh thế linh - phong - thu thủy”, giải đồng tại triển lãm sinh vật cảnh lần thứ 17 Festival Bắc Ninh năm 2014 với tác phẩm “Duối thanh sơn vọng nguyệt”.
Thu Thủy
(CTV)
(HBĐT) - “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” - Đó là suy nghĩ luôn thường trực của anh Trần Thái Thành, Phó bí thư chi bộ, công an viên, Phó trưởng xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh (Lương Sơn). Vì thế mà đến nay, anh đã 9 lần liên tục hiến máu tình nguyện và vận động mẹ hiến máu 5 lần, vợ và em trai mỗi người hiến máu 3 lần. Là công an viên, anh Thành cũng tiên phong, đi đầu, góp phần quan trọng làm nên sự bình yên về ANTT của xóm Đồng Tiến.
(HBĐT) - Với những bệnh nhân bị ngộ độc máu thì việc lọc máu là phương pháp duy nhất để cứu sống họ. Tuy nhiên, việc lọc máu bằng máy không hề đơn giản. Hiểu và chia sẻ những nỗi đau của bệnh nhân, bác sĩ Hoàng Công Trình, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mày mò, học hỏi những tiến bộ y học để đưa vào điều trị.
(HBĐT) - Hiện nay, việc chăn nuôi với quy mô lớn theo mô hình khép kín đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn lựa chọn, vừa mang lại thu nhập ổn định. vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường cũng như giảm khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho đàn vật nuôi. Mô hình nuôi lợn của gia đình ông Hoàng Văn Thịnh, xóm Rậm, xã Cư Yên là một ví dụ điển hình.
(HBĐT) - Từ những vật liệu rất dễ mua ở các cửa hàng ống nước, ông Đặng Văn Biều ở xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã sáng tạo ra cách tưới nhỏ giọt trên đồi dốc cho cây ăn quả. Với cách mới này đã giúp nhiều vườn cây ăn quả giảm chi phí quá nửa so với hệ thống tưới nhỏ giọt nhập ngoại. Mặt khác còn giảm công lao động, nước tưới và giúp cây tăng trưởng nhanh hơn những cách tưới khác.
(HBĐT) - Là giáo viên trường tiểu học Thái Bình (TP Hòa Bình) được điều chuyển sang làm cán bộ thường trực Trung tâm học tập cộng đồng phường, chị Phan Thị Nhật Lệ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Là người tổ chức triển khai các chuyên đề, chị đã dành nhiều tâm huyết, dày công nghiên cứu, biên soạn giáo án để tuyên truyền về sự nghiệp, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến các đối tượng với phương pháp dễ hiểu, dễ tiếp thu. Qua đó, bản thân chị cũng học được ở Bác từ những điều giản dị nhất.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Châu ở xóm Ao Chúa, xã Cư Yên (Lương Sơn) là một trong những người tiêu biểu trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Hiện nay, diện tích vườn của gia đình ông trồng nhiều các loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao như bưởi Diễn, chanh đào… Với mức thu nhập 250- 300 triệu đồng/năm. Từ các mô hình phát triển kinh tế, đời sống của gia đình ông từng bước được cải thiện rõ rệt.