Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Yến, Hiệu trưởng trường tiểu học Phúc Tuy (Lạc Sơn) có thành tích tiêu biểu trong phong trào hiến máu nhân đạo với 19 lần tham gia.
(HBĐT) - Khi nghe về thành tích 19 lần hiến máu nhân đạo, chúng tôi nghĩ, hẳn đó phải là một chàng thanh niên khỏe mạnh hay ít nhất cũng là một người trẻ tuổi. Nhưng thật bất ngờ khi chủ nhân của nghĩa cử cao đẹp đó lại là một người phụ nữ năm nay đã ngoại ngũ tuần.
Đó là cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Yến, 53 tuổi, hiện là Hiệu trưởng trường tiểu học xã Phúc Tuy (Lạc Sơn). Theo lời cô Yến kể, 19 lần hiến máu chỉ là tính trong vài năm trở lại đây, thực ra con số đó còn nhiều hơn bởi từ hồi còn học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội (năm 1990) đến nay, hầu như năm nào cô cũng hiến máu.
Cô Yến cho biết: “Lần hiến máu đầu tiên của tôi là ở bệnh viện để cứu một cô bạn bị tai nạn giao thông. Rất tiếc, bạn cô không qua khỏi. Sau đó, trường phát động hiến máu nhân đạo, Khoa Giáo dục tiểu học có 3 người tham gia, duy nhất tôi là nữ. Khi đó, phong trào chưa lan tỏa mạnh mẽ như bây giờ, mọi người còn dè dặt lắm. Trong thời gian học ở trường, tôi có 9 lần hiến máu. Tôi chỉ nghĩ đơn giản, mỗi giọt máu cho đi sẽ đem lại cơ hội sống cho 1 người. Hơn nữa, mình hiểu rõ, hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn khỏe mạnh hơn vì mỗi lần hiến là một lần được khám bệnh”.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, hàng năm, đến dịp hiến máu tình nguyện, cô Yến lại vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp cùng tham gia. Thấy cô vừa vận động, lại trực tiếp tham gia hiến rất nhiều lần, nhiều đồng nghiệp cũng hào hứng đăng ký. Hai con của cô đều đã tham gia khi mẹ vận động. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô trong những lần đi hiến máu là vào năm 2011. Năm đó, khi đưa con gái đi mổ đẻ ở bệnh viện, trong lúc chờ làm thủ tục, có một ca sinh trước đó bị băng huyết và rất cần máu. Cô đã không do dự, dù biết rất có thể con gái của mình cũng phải truyền máu. Sau khi kiểm tra máu, cô đã hiến cho người phụ nữ kia 250 ml. Nhờ được truyền máu kịp thời nên người phụ nữ đã khỏe mạnh, sau này còn nhiều lần đến thăm sức khỏe của cô. Cùng năm này, cô còn tham gia 2 lần hiến máu do Viện Huyết học Truyền máu T.ư phát động. “Những năm tới, tôi vẫn tiếp tục nếu sức khỏe cho phép” - cô Yến chia sẻ.
Thầy giáo Quách Đức Lự, Chủ tịch Công đoàn nhà trường (một thành viên tích cực tham gia hiến máu) ngưỡng mộ nghĩa cử cao đẹp của cô Yến chia sẻ: “Cô Yến thực sự là tấm gương sáng về mọi mặt, cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như công tác quản lý. Dù không còn trẻ nhưng cô vẫn tích cực tham gia các hoạt động, nhất là phong trào hiến máu nhân đạo. Do đó đã lan tỏa phong trào đến các cán bộ, giáo viên trong nhà trường”.
Với nghĩa cử cao đẹp của mình, cô Nguyễn Thị Ngọc Yến là một trong 100 gương mặt được BCĐ hiến máu quốc gia mời dự “Lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu Việt Nam năm 2015” và nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế trao tặng.
Viết Đào (CTV)
(HBĐT) - Dám nghĩ, dám làm, kiên trì, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và thành công để giúp cộng đồng cùng phát triển. Đó chính là phẩm chất và bản lĩnh giúp đoàn viên Bùi Văn Huế, sinh năm 1989 ở xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) vươn lên trong nghèo khó để làm giàu trên vùng đất quê hương mình với thu nhập bình quân khoảng 700 triệu đồng/năm từ nuôi gà thả vườn, ấp trứng gà ri và cung ứng thức ăn gia súc. Từ kết quả đó, Bùi Văn Huế là một trong những tấm gương điển hình, tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Quyết tâm không để cái nghèo đeo bám cuộc sống gia đình, bà Bùi Thị San, sinh năm 1967, dân tộc Mường ở xóm Liên Phú 2, xã An Lạc (Lạc Thủy) đã tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vươn lên làm giàu. Bà vừa làm kinh tế giỏi, vừa nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ chị em phụ nữ cùng phát triển.
(HBĐT) - “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” - Đó là suy nghĩ luôn thường trực của anh Trần Thái Thành, Phó bí thư chi bộ, công an viên, Phó trưởng xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh (Lương Sơn). Vì thế mà đến nay, anh đã 9 lần liên tục hiến máu tình nguyện và vận động mẹ hiến máu 5 lần, vợ và em trai mỗi người hiến máu 3 lần. Là công an viên, anh Thành cũng tiên phong, đi đầu, góp phần quan trọng làm nên sự bình yên về ANTT của xóm Đồng Tiến.
(HBĐT) - Với những bệnh nhân bị ngộ độc máu thì việc lọc máu là phương pháp duy nhất để cứu sống họ. Tuy nhiên, việc lọc máu bằng máy không hề đơn giản. Hiểu và chia sẻ những nỗi đau của bệnh nhân, bác sĩ Hoàng Công Trình, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mày mò, học hỏi những tiến bộ y học để đưa vào điều trị.
(HBĐT) - Hiện nay, việc chăn nuôi với quy mô lớn theo mô hình khép kín đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn lựa chọn, vừa mang lại thu nhập ổn định. vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường cũng như giảm khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho đàn vật nuôi. Mô hình nuôi lợn của gia đình ông Hoàng Văn Thịnh, xóm Rậm, xã Cư Yên là một ví dụ điển hình.
(HBĐT) - Từ những vật liệu rất dễ mua ở các cửa hàng ống nước, ông Đặng Văn Biều ở xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã sáng tạo ra cách tưới nhỏ giọt trên đồi dốc cho cây ăn quả. Với cách mới này đã giúp nhiều vườn cây ăn quả giảm chi phí quá nửa so với hệ thống tưới nhỏ giọt nhập ngoại. Mặt khác còn giảm công lao động, nước tưới và giúp cây tăng trưởng nhanh hơn những cách tưới khác.