Anh Bùi Văn Phương chăm sóc đàn dê của gia đình.

Anh Bùi Văn Phương chăm sóc đàn dê của gia đình.

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở xóm Sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, với mộng làm giàu xứ người anh Bùi Văn Phương đã bán trâu, bò lấy tiền đi lao động nước ngoài. Sang xứ người anh mới biết để kiếm được đồng tiền quả không dễ dàng. Anh quyết định về quê và làm giàu trên quê hương mình.

Sau 5 năm đi lao động nước ngoài, anh Phương chỉ tích góp được ít tiền, xây được ngôi nhà cấp 4. Chán cảnh đi làm thuê, anh về quê mua 3 con dê cái về chăn thả ở xóm. Chỉ được một thời gian, nhiều hộ có đất trồng ngô, trồng màu nên việc chăn dê rất khó. Anh chia sẻ: Dê là giống ham ăn, chúng mà ra khỏi bãi là ăn hết ngô, cây của bà con. Nếu chăn dắt không cẩn thận thì mình phải đền mọi người.

 

Một lần anh vượt dốc đá dựng đứng ở bãi chăn anh lên tới đỉnh núi. Anh tìm thấy phía sau là cả một thung lũng khá rộng có rất nhiều thức ăn cho dê. Thung lũng đó bốn phía núi đá vây quanh. Đây là nơi lý tưởng thả dê nhưng để dê leo qua dãy núi vô cùng khó khăn. Sau nhiều ngày trăn trở, anh Phương đã nghĩ ra cách bắc thang cho dê vượt núi cao. Để có tiền làm thang, anh bán 2 con dê đực trong đàn được hơn 20 triệu đồng. Anh thuê thợ hàn vào núi khảo sát để làm đường vượt núi cho dê. Nghe qua ý tưởng của anh Phương, người thợ hàn thấy sợ. Nhưng anh Phương đưa ra giải pháp tối ưu hạn chế công sức và rủi ro. Nhiều người thấy anh mạo hiểm đã ngăn cản nhưng anh vẫn kiên trì làm. Sau nửa tháng thi công  anh Phương đã hoàn thành con đường dài cả 100m vượt núi.

 

Làm đường xong, anh chưa biết làm cách nào để lùa lũ dê đi theo con đường đó vượt đỉnh núi để vào thung lũng. Vốn là người hay tìm tòi, suy nghĩ và sau thời gian dài nuôi dê, anh rút ra được kinh nghiệm là muốn dê đi theo cái thang lưng chừng núi này phải nhử chúng bằng thức ăn. Ngày nào anh cũng cắt các loại lá có nhiều nhựa như lá mít, lá dướng và nhúng qua nước muối, anh treo vào lan can nhử lũ dê lên. Ngày đầu anh chỉ treo khoảng vài chục bó dọc thang. Ngày hôm sau anh lại treo nhiều hơn. Sau thời gian, lũ dê ăn quen lá bên lan can, chúng dần đi lên cao. Và rồi chúng ăn đến bậc thang cuối cùng thì anh Phương đã thành công khi nhử chúng vào thung lũng. Từ đó, chúng quen đường thế là anh Phương đã dẫn được lũ dê đến một thung lũng mới. Ngày chúng đến thung lũng ăn, tối chúng lại theo cái thang anh Phương bắc dẫn chúng lên.

 

Có chỗ mới nhiều nguồn thức ăn, đàn dê của anh Phương phát triển không ngừng từ 3 con dê cái ban đầu, đến giờ anh Phương đã có trên 70 con dê. Với đà phát triển hiện nay, hơn 40 con dê mẹ mỗi năm sẽ đẻ ra cả trăm con dê con. Anh Phương tính toán, so với các vật nuôi ở nông thôn, con dê mang lại lợi nhuận cao và ít tốn chi phí nhất. Chúng ít bệnh, không mất tiền mua thức ăn, chỉ mất khoảng 1 nghìn đồng mua muối mỗi ngày. Trong khi đó 1 con dê mẹ, 1 năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 con. Từ lúc dê con lọt lòng, nuôi khoảng 1 năm, đạt trọng lượng 30-35kg. Với giá bán hiện tại là 140 nghìn đồng/kg, như vậy, một con dê thu được ít nhất là 5 triệu đồng. Một con dê mẹ cho 3 dê con, một năm thu được trên chục triệu đồng. Theo tính toán của anh Phương, chỉ một năm nữa thôi đàn dê của anh sẽ lên đến 200 con.

 

Với lợi thế nhiều núi đá, bãi chăn thả, xóm Sáng còn nhiều diện tích núi đá bỏ hoang. Hiện, anh Phương tiếp tục phát triển đàn dê của gia đình nhiều hơn nữa. Anh trở thành tấm gương quyết tâm làm giàu trên đất quê hương.

 

                                                                       

 

                                                                    Việt Lâm

Các tin khác

Các sản phẩm dệt may thổ cẩm từ cơ sơ sở gia công của CCB Lò Thị Xiền đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Yến, Hiệu trưởng trường tiểu học Phúc Tuy (Lạc Sơn) có thành tích tiêu biểu trong phong trào hiến máu nhân đạo  với 19 lần tham gia.
Cựu chiến binh Đỗ Tùng Lâm giới thiệu  bưởi của gia đình.
Anh Đặng Đình Tiến, xóm Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch  (Lương Sơn) chăm sóc cây cảnh trong vườn.

Người tiêu biểu hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở xã Yên Lập

(HBĐT) - Yên Lập là xã vùng cao của huyện Cao Phong, cơ sở hạ tầng, đời sống người dân còn khó khăn. Tuy nhiên, thực hiện chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường GTNT đã được nhân dân tích cực hưởng ứng. Tiêu biểu hiến nhiều đất nhất xã phải kể đến gia đình cựu chiến binh Bùi Thanh Xuân ở xóm Chầm đã hiến 500 m2 đất thổ cư.

Chi hội trưởng phụ nữ làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Trời tháng 5 nắng nóng, chị leo đồi cùng công nhân phát dọn vườn đồi, chăm sóc cây trồng; cùng xúc đá, trộn bê tông làm gạch với anh chị em trong xưởng sản xuất gạch bê tông của gia đình; trên môi luôn mỉm cười, trò chuyện thân mật với mọi người... Đó là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp chị Hà Thị Hoa, dân tộc Mường, sinh năm 1972 ở xóm Máy, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) - chi hội trưởng chi hội phụ nữ gương mẫu, tấm gương phụ nữ nhanh nhẹn, quyết đoán đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tạo việc làm thêm cho hàng chục công nhân, lao động.

Bùi Văn Huế - thanh niên nông thôn tiêu biểu vượt khó, làm giàu

(HBĐT) - Dám nghĩ, dám làm, kiên trì, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và thành công để giúp cộng đồng cùng phát triển. Đó chính là phẩm chất và bản lĩnh giúp đoàn viên Bùi Văn Huế, sinh năm 1989 ở xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) vươn lên trong nghèo khó để làm giàu trên vùng đất quê hương mình với thu nhập bình quân khoảng 700 triệu đồng/năm từ nuôi gà thả vườn, ấp trứng gà ri và cung ứng thức ăn gia súc. Từ kết quả đó, Bùi Văn Huế là một trong những tấm gương điển hình, tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện Lạc Sơn.

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Quyết tâm không để cái nghèo đeo bám cuộc sống gia đình, bà Bùi Thị San, sinh năm 1967, dân tộc Mường ở xóm Liên Phú 2, xã An Lạc (Lạc Thủy) đã tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vươn lên làm giàu. Bà vừa làm kinh tế giỏi, vừa nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ chị em phụ nữ cùng phát triển.

Công an viên Trần Thái Thành tích cực làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ

(HBĐT) - “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” - Đó là suy nghĩ luôn thường trực của anh Trần Thái Thành, Phó bí thư chi bộ, công an viên, Phó trưởng xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh (Lương Sơn). Vì thế mà đến nay, anh đã 9 lần liên tục hiến máu tình nguyện và vận động mẹ hiến máu 5 lần, vợ và em trai mỗi người hiến máu 3 lần. Là công an viên, anh Thành cũng tiên phong, đi đầu, góp phần quan trọng làm nên sự bình yên về ANTT của xóm Đồng Tiến.

Người bác sĩ đưa ứng dụng mới vào điều trị

(HBĐT) - Với những bệnh nhân bị ngộ độc máu thì việc lọc máu là phương pháp duy nhất để cứu sống họ. Tuy nhiên, việc lọc máu bằng máy không hề đơn giản. Hiểu và chia sẻ những nỗi đau của bệnh nhân, bác sĩ Hoàng Công Trình, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mày mò, học hỏi những tiến bộ y học để đưa vào điều trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục