(HBĐT) - Là nữ cán bộ công an tiêu biểu của tỉnh, thượng úy Nguyễn Thị Phượng (ảnh), Phó Đội trưởng Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an tỉnh) từng giành nhiều giải thưởng ở các cuộc thi mà chị tham gia. Thượng úy Phượng luôn hết mình với công việc và các phong trào, chị say sưa sáng tạo, đưa ra nhiều sáng kiến để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Nhắc tới nữ cán bộ công an năng động, tràn đầy nhiệt huyết, đồng đội gọi chị với tên thân mật “người của các giải thưởng”.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Thị Phượng nổi bật là cán bộ Đoàn năng động trong các phong trào. Là Bí thư chi Đoàn chuyên khoa chống gián điệp và bảo vệ nội bộ Học viện An ninh nhân dân, Phượng lãnh đạo chi đoàn tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa để thu hút ĐV-TN tham gia. Thời điểm ấy, phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh và tạo điểm nhấn trong phong trào thanh niên của trường. Phượng nhiệt tình tham gia các cuộc thi do Học viện tổ chức. Ngay lần đầu tham dự, Phượng đạt kết quả ngoài mong đợi, đó là giải ba cấp Bộ Công an. Đón nhận giải thưởng, Phượng xúc động bởi những nỗ lực, cố gắng đã được ghi nhận. Đó là động lực thôi thúc Phượng tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong nghiên cứu khoa học và tham gia các phong trào. Tiếp nối thành công, năm 2005, Phượng đoạt giải nhất toàn quốc cuộc thi tìm hiểu “60 năm nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” do Ban Tuyên giáo T.ư tổ chức, giải đặc biệt cuộc thi tìm hiểu “60 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân” do Bộ Công an tổ chức. Phượng vinh dự là điển hình tiêu biểu của các trường công an nhân dân cả nước báo công trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Phượng, những giải thưởng hay lời động viên, chia sẻ của bạn bè, thầy, cô giúp chị vững tin hơn trên con đường đã chọn. Phượng quyết tâm đem kiến thức được học vào thực tiễn, phục vụ công tác đảm bảo ANTT và hơn thế, là mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Ra trường, Phượng được phân công về Phòng tình báo Công an tỉnh. ở môi trường công tác mới, Phượng tích cực học tập từ đồng đội. Chị mạnh dạn thử nghiệm ý tưởng mới phục vụ công tác nghiệp vụ, sẵn sàng đảm nhiệm những việc mới, việc khó. Với sự năng động, nhiệt huyết, Phượng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhận thấy khả năng nghiên cứu, tổng hợp khoa học của nữ công an trẻ tuổi, năm 2011, lãnh đạo Công an tỉnh điều động Phượng về Đội tổng hợp Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra. Chị thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, dự báo sắc sảo, linh hoạt, nhất là việc theo dõi, thẩm định quy trình tố tụng của các cơ quan điều tra. Nhờ đó, góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bỏ lọt tội phạm, hạn chế tối đa đình án, hủy án hoặc sai sót trong quá trình tố tụng.
Bên cạnh công tác chuyên môn, thượng úy Nguyễn Thị Phượng tiếp tục phát huy bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và tham gia các cuộc thi. Theo chị, mỗi cuộc thi đều có tính chất khác biệt, yêu cầu riêng, do vậy cần dành nhiều công sức, trí lực mới có kết quả tốt. Đây là cơ hội để học tập, trao đổi kinh nghiệm và quan trọng hơn sẽ giúp chị tích lũy kiến thức để phục vụ công tác. Chị đã từng đoạt giải nhất cuộc thi tìm hiểu 125 năm thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh với tác phẩm công phu mà chị dày công sưu tầm, nghiên cứu hay giải thưởng Phụ nữ cảnh sát tiêu biểu do Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) trao tặng mới đây thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của nữ công an trẻ tuổi. Trong con người nữ thượng úy Nguyễn Thị Phượng như “ngọn lửa” cháy mãi, khao khát được cống hiến, sáng tạo là động lực để chị tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên con đường đã chọn.
Như Hùng (Công an tỉnh)
(HBĐT) - “Chơi cây cảnh là một nghệ thuật, buôn nghệ thuật không hề dễ. Niềm đam mê cháy bỏng sẽ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thật đẹp mang lại ý nghĩa nhân văn cao cả. Trồng cây mang đến “sự cát tường” cho gia đình, xóm làng. Cây mang lại lá xanh, hoa đẹp và cũng từ đó hình thành nên một phần cốt cách làm người, tạo nên triết lý sống thảnh thơi”. Đó là những tâm sự của anh Đặng Đình Tiến, xóm Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), một người đam mê và tâm huyết với cây cảnh.
(HBĐT) - Yên Lập là xã vùng cao của huyện Cao Phong, cơ sở hạ tầng, đời sống người dân còn khó khăn. Tuy nhiên, thực hiện chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường GTNT đã được nhân dân tích cực hưởng ứng. Tiêu biểu hiến nhiều đất nhất xã phải kể đến gia đình cựu chiến binh Bùi Thanh Xuân ở xóm Chầm đã hiến 500 m2 đất thổ cư.
(HBĐT) - Trời tháng 5 nắng nóng, chị leo đồi cùng công nhân phát dọn vườn đồi, chăm sóc cây trồng; cùng xúc đá, trộn bê tông làm gạch với anh chị em trong xưởng sản xuất gạch bê tông của gia đình; trên môi luôn mỉm cười, trò chuyện thân mật với mọi người... Đó là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp chị Hà Thị Hoa, dân tộc Mường, sinh năm 1972 ở xóm Máy, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) - chi hội trưởng chi hội phụ nữ gương mẫu, tấm gương phụ nữ nhanh nhẹn, quyết đoán đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tạo việc làm thêm cho hàng chục công nhân, lao động.
(HBĐT) - Dám nghĩ, dám làm, kiên trì, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và thành công để giúp cộng đồng cùng phát triển. Đó chính là phẩm chất và bản lĩnh giúp đoàn viên Bùi Văn Huế, sinh năm 1989 ở xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) vươn lên trong nghèo khó để làm giàu trên vùng đất quê hương mình với thu nhập bình quân khoảng 700 triệu đồng/năm từ nuôi gà thả vườn, ấp trứng gà ri và cung ứng thức ăn gia súc. Từ kết quả đó, Bùi Văn Huế là một trong những tấm gương điển hình, tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Quyết tâm không để cái nghèo đeo bám cuộc sống gia đình, bà Bùi Thị San, sinh năm 1967, dân tộc Mường ở xóm Liên Phú 2, xã An Lạc (Lạc Thủy) đã tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vươn lên làm giàu. Bà vừa làm kinh tế giỏi, vừa nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ chị em phụ nữ cùng phát triển.
(HBĐT) - “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” - Đó là suy nghĩ luôn thường trực của anh Trần Thái Thành, Phó bí thư chi bộ, công an viên, Phó trưởng xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh (Lương Sơn). Vì thế mà đến nay, anh đã 9 lần liên tục hiến máu tình nguyện và vận động mẹ hiến máu 5 lần, vợ và em trai mỗi người hiến máu 3 lần. Là công an viên, anh Thành cũng tiên phong, đi đầu, góp phần quan trọng làm nên sự bình yên về ANTT của xóm Đồng Tiến.