Trong 2 ngày 11 - 12/6, huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV – năm 2024. Các đồng chí: Bùi Tiến Lực, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh... dự, chúc mừng đại hội.


Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Ban Dân tộc tặng lẵng hoa của Tỉnh uỷ - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh chúc mừng Đại hội.

Với hơn 15,7 vạn dân, huyện Lạc Sơn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 91%. Giai đoạn 2019 - 2024, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của huyện đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 12%; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 60,3 triệu đồng, tăng 19,5 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ. Bộ mặt nông thôn đổi mới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Các xóm, xã đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi và tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến năm 2023 giảm còn 19,32%...

Đại hội đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2024 - 2029 với mục tiêu phấn đấu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS trung bình từ 2 - 4%/năm; 100% hộ dân có điện; không còn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 90% thôn, xóm có đường cứng hóa đến trung tâm xóm; 100% thôn, xóm có nhà văn hóa, đồng thời giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn, phát triển; tỷ lệ bao phủ BHYT đối tượng đồng bào DTTS đạt trên 95%...

Đại hội đã bầu đoàn đại biểu gồm 10 người đi dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình; thông qua quyết tâm thư của Đại hội khẳng định quyết tâm vượt mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc của huyện đến năm 2029; thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, hội nhập cùng phát triển, chung sức xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

Nhân dịp này, UBND huyện Lạc Sơn tặng giấy khen cho 10 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phát triển KT-XH và chính sách dân tộc đối với đồng bào DTTS trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2024. 

  
Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Kim Bôi: 26 dự án giảm nghèo được phê duyệt tại vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024 được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, huyện Kim Bôi đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo.

Hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.

Gỡ khó giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia ở huyện Đà Bắc

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo kế hoạch, nguồn vốn đầu tư của huyện Đà Bắc năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 39,3 tỷ đồng, đến giữa tháng 11/2023 đã giải ngân được trên 27,2 tỷ đồng, đạt 69,1% vốn kế hoạch. Năm 2023, nguồn vốn được phân bổ trên 71,1 tỷ đồng, đến giữa tháng 11/2023 giải ngân được trên 18 tỷ đồng, đạt 25,3% vốn kế hoạch. Dự kiến đến hết năm 2023, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc: Triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền  núi (viết tắt là Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc) giai đoạn I (2021 - 2025) đã đi được nửa chặng đường. Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia khác được thực hiện từ nhiều năm, chương trình này đã đáp ứng mong mỏi của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh và được kỳ vọng làm thay đổi toàn diện diện mạo, đời sống vùng dân tộc và miền núi trong tỉnh.

Hơn 484 tỉ đồng đầu tư hạ tầng cơ sở vùng đồng bào dân tộc

(HBĐT) - Thực hiện dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, trong 2 năm (2022 - 2023), tỉnh được phân bổ 484.155 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 455.366 triệu đồng, vốn sự nghiệp 28.789 triệu đồng.

1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục