Từ đầu năm đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay của quỹ từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024. Theo đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã tiếp nhận trên 4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cấp năm 2024; 1 tỷ đồng nguồn vốn Trung ương Hội ủy thác; trên 4,3 tỷ đồng ngân sách cấp huyện cấp.


Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, hội viên nông dân xã Pà Cò (Mai Châu) có thêm nguồn lực phát triển mô hình trồng cà chua hữu cơ.

Đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đang quản lý trên 63,645 tỷ đồng. Trong 6 tháng, quỹ đã tổ chức giải ngân 29 dự án với tổng số tiền 10,47 tỷ đồng cho gần 300 hộ hội viên nông dân vay; Hội Nông dân các huyện, thành phố giải ngân 24 dự án cho 236 hộ vay, tổng số tiền 7,930 tỷ đồng, nâng tổng số dự án đang cho vay lên 205 với 1.872 hộ vay vốn. Đến nay đã có 8.816 lượt hội viên được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Song song với quản lý tốt nguồn quỹ, các cấp Hội tiếp tục đôn đốc và thu hồi các dự án cho vay đã đến hạn, hướng dẫn xây dựng các dự án vay vốn trình các cấp phê duyệt. Ngoài ra, các cấp Hội phối hợp với các ngân hàng tín chấp cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, đến nay, tổng mức dư nợ của các ngân hàng đạt trên 3.981 tỷ đồng.  

T.H


Các tin khác


Hợp tác xã Thành Công khai trương xưởng dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường

Ngày 13/7, Hợp tác xã Thành Công ở xóm Mát Trên, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) đã tổ chức khai trương xưởng dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường. 

Đưa kiến thức pháp luật đến với nông dân vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên luôn được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh chú trọng thực hiện. Qua đó, giúp hội viên, nông dân nắm rõ và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; tình hình an ninh nông thôn luôn được đảm bảo.

Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Mường ngay trong mỗi nếp nhà

Thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành trong giai đoạn 2012 - 2015, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành kiểm kê đối với di sản văn hóa phi vật thể của 5 dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Xã Cun Pheo: Tập trung nguồn lực chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Cun Pheo là xã vùng sâu của huyện Mai Châu với hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số. Xã có 4 xóm, trong đó xóm xa nhất cách trung tâm xã 9 km. Thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số, Cun Pheo đã tận dụng tối đa các nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo.

Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ sản xuất vùng dân tộc thiểu số

Tỉnh Hòa Bình có 145 xã, phường, thị trấn vùng dân tộc thiểu số (DTTS); 506 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); trên 74% dân số là đồng bào DTTS, sinh sống nhiều ở địa bàn miền núi với nguồn sinh kế quan trọng là sản xuất nông, lâm nghiệp.

Huyện Cao Phong: Hướng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Xác định phát triển KT-XH và thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên địa bàn là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng, giai đoạn 2019 - 2024, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này và đạt những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục