Các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn cách xa trung tâm, kết cấu hạ tầng, sản xuất, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, tỉnh và huyện đã chú trọng hỗ trợ các địa phương này phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), cải thiện đời sống nhân dân.


Hệ thống điện lưới tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) được đầu tư góp phần đảm bảo 100% hộ dân được sử dụng điện.

Từ các nguồn lực hỗ trợ đầu tư về kết cấu hạ tầng, sản xuất, đời sống người dân xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn từng bước được cải thiện. Con đường từ trung tâm huyện lên xã được đầu tư đã rút ngắn khoảng cách với vùng thuận lợi. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Miền Đồi Bùi Văn Thụ cho biết: Người dân trong xã đang được hưởng lợi từ các chương trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển. Mương bai, thủy lợi được cứng hóa trên 60%. Trường TH&THCS được đầu tư, xã không có học sinh bỏ học. 100% hộ dân được sử dụng điện, tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%... Xã có một số sản phẩm như mật ong rừng, gạo nếp Trứng Khe, vật nuôi bản địa tiêu thụ khá tốt. Cùng với sản xuất ngày càng phát triển, đời sống nhân dân có sự thay đổi rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/năm. Xã mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ, nhất là triển khai tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững.

Thời gian qua, cùng với cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Sơn, các sở, ngành chức năng đã sát cánh, đồng hành hỗ trợ các xã vùng cao phát triển KT-XH.

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Sở đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí lãnh đạo phối hợp với huyện cũng như các sở, ngành rà soát tình hình KT-XH các xã được phân công giúp đỡ, triển khai các kế hoạch hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. Dành thời gian đi cơ sở khảo sát, nắm bắt tình hình để xây dựng chương trình, kế hoạch sát với tình hình thực tế tại địa phương, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ trong phát triển KT-XH ở cơ sở. Cập nhật, trao đổi thông tin hai chiều giữa sở và các địa phương. Bố trí thời gian dự các kỳ họp của đảng ủy, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ. Qua đó đã góp ý, gợi mở, định hướng một số nội dung trong công tác phát triển KT-XH của các địa phương. Tập trung vào một số lĩnh vực như: Công tác xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn… Trao đổi, thảo luận tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chỉ tiêu khó đạt cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu KT-XH địa phương đề ra.

Năm 2023, Sở Công Thương đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp chính quyền các xã khảo sát các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, qua khảo sát chọn được 2 sản phẩm là "Gạo nếp Trứng Khe” của xã Miền Đồi và "Sim rừng lên men” của xã Tân Lập để hướng dẫn, giúp các xã lập hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm huyện Lạc Sơn đánh giá đạt tiêu chuẩn 3 sao. Tổ chức hỗ trợ các xã trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội trợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP khu vực trung du và miền núi phía Bắc và các hội chợ thương mại của tỉnh. Mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, hộ dân, hợp tác xã về hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản của địa phương. Kết nối với các doanh nghiệp đến nghiên cứu đầu tư cửa hàng xăng dầu, cửa hàng tiện tích tại trung tâm các xã, thúc đẩy thương mại, dịch vụ.

Cũng trong năm 2023, Sở phối hợp Công ty Điện lực Hòa Bình, Công ty Thủy điện Hòa Bình khảo sát thực hiện chương trình chiếu sáng học đường tại Trường TH&THCS Miền Đồi, xã Miền Đồi, 8 phòng học tại chi Đống Phản, Trường mầm non xã Quý Hòa; hiện đang khảo sát để đưa vào kế hoạch lắp đặt các phòng học còn lại của các xã trong năm 2024.

Hiện huyện Lạc Sơn tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu hoàn thiện hạ tầng nông thôn, hỗ trợ sinh kế giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa nhà tạm, nhà dột nát, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới gắn với định hướng phát triển du lịch.

Lê Chung

Các tin khác


Bàn giao nhà “mái ấm nông dân” cho nông dân nghèo xã Dũng Phong

Hội Nông dân huyện Cao Phong vừa phối hợp với Hội Nông dân xã Dũng Phong tổ chức Lễ bàn giao nhà "Mái ấm nông dân” cho gia đình hội viên Bùi Minh Châu, xóm Dũng Tiến.

Huyện Đà Bắc: Trên 94% trạm y tế được xây dựng khang trang

Những năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện Đà Bắc tiếp tục được chỉ đạo triển khai thực hiện. Chất lượng dịch vụ y tế ngày càng nâng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hàng năm, hệ thống y tế trên địa bàn huyện khám, chữa bệnh cho trên 57 nghìn lượt người. Các tuyến y tế duy trì chế độ trực 24/24 giờ, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh.

Huyện Lạc Sơn: Trên 80 tỷ đồng đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, thực hiện Tiểu dự án 1 (Dự án 4) về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), tổng kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giao huyện gần 110 tỷ đồng.

“Những hạt nhân đoàn kết” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Mai Châu

Huyện vùng cao Mai Châu có 7 dân tộc cùng chung sống đoàn kết. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 56,5%, dân tộc Mường 16,6%, dân tộc Kinh 11,6%, còn lại là các dân tộc khác. Những năm qua, đời sống người dân không ngừng được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Kết quả đó có sự đóng góp của những người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện.

Hợp tác xã Thành Công khai trương xưởng dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường

Ngày 13/7, Hợp tác xã Thành Công ở xóm Mát Trên, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) đã tổ chức khai trương xưởng dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường. 

Đưa kiến thức pháp luật đến với nông dân vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên luôn được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh chú trọng thực hiện. Qua đó, giúp hội viên, nông dân nắm rõ và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; tình hình an ninh nông thôn luôn được đảm bảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục