Mỹ Thành là 1 trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Xã có 988 hộ với 4.571 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 99%, chủ yếu là người Mường. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 54% đồng bào theo đạo Công giáo, tập trung chủ yếu tại các xóm: Riệc, Sỳ và Đồi Cả.




Trường TH&THCS xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) được đầu tư sửa chữa từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn.

Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng ủy xã Mỹ Thành đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025, thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, ban giám sát cộng đồng. Cùng với việc ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện, Đảng ủy xã phân công các đồng chí đảng ủy viên phụ trách chi bộ để thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Xác định công tác tuyên truyền, vận động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại với nhân dân để huy động các nguồn lực xã hội, nguồn kinh phí đối ứng từ nhân dân đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2021 - 2024, từ nhiều nguồn lực khác nhau, UBND xã đã tiếp nhận hỗ trợ 60 con bò sinh sản, 30 con trâu sinh sản, 95 máy móc nông cụ phục vụ sản xuất, 361 téc nước cho hộ nghèo, hộ chính sách, dân tộc thiểu số... ngoài thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất của Nhà nước. Đồng chí Bùi Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành cho biết: Khi có chương trình hỗ trợ xã tiến hành rà soát đối tượng, họp đăng ký lựa chọn nội dung hỗ trợ theo các hợp phần… Tất cả đều công khai, có sự tham gia trực tiếp của chủ hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ. Các bước triển khai có sự tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc xã và người dân. Cùng với đó, Đảng ủy giao nhiệm vụ cho cấp ủy phụ trách xóm, UBND xã giao công chức phụ trách thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung được hỗ trợ để đảm bảo các chương trình hỗ trợ phát huy hiệu quả cao nhất.

Từ sự quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo được niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Đặc biệt, người dân từng bước xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại, chủ động phát triển kinh tế. Hiện xã tuyên truyền nhân dân thực hiện mô hình trồng cây lấy hạt chất lượng cao với diện tích 20 ha/năm, mang lại giá trị kinh tế cao, nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật lên 3.000 đàn.

Người dân cũng tích cực tham gia đóng góp tiền, ngày công xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Trong những năm qua, nhân dân đã đóng góp hàng nghìn ngày công thực hiện bê tông hóa 7 km đường giao thông nông thôn, xây dựng và sửa chữa 5 bai, hồ, đập, cứng hóa 3,4 km mương thủy lợi; xây dựng các hạng mục phụ trợ như tường bao, sân chơi cho trường mầm non, TH&THCS trên địa bàn.

Từ những kết quả đạt được, xã Mỹ Thành phấn đấu đến năm 2025 thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn và về đích nông thôn mới. Để thực hiện mục tiêu đó, Mỹ Thành tiếp tục tranh thủ tối đa các nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội. Xã tập trung phát huy vai trò của trưởng xóm, trưởng dòng họ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện công khai, minh bạch các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư để người dân biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện; điều chỉnh cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn, ưu tiên đầu tư cho cộng đồng trước (xây dựng cơ sở hạ tầng), hỗ trợ trợ trực tiếp cho người dân sau và mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng. 


Đinh Hòa

Các tin khác


Trên 1.000 hội viên nông dân được đào tạo, dạy nghề

6 tháng đầu năm 2024, thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức khai giảng, bế giảng 34 lớp nghề cho 1.044 hội viên nông dân.

Hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc ở xã Thành Sơn

Xã Thành Sơn (Mai Châu) có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, xã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để từng bước nâng cao đời sống người dân.

Anh Bùi Văn Trang - nông dân tiêu biểu ở xã Hợp Phong

Nói đến anh Bùi Văn Trang (sinh năm 1982), hội viên nông dân người dân tộc Mường trú tại xóm Trang Giữa, xã Hợp Phong (Cao Phong), người dân địa phương không ai thấy xa lạ, bởi anh là tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, hội viên nông dân nhiệt huyết với các phong trào của hội.

Hỗ trợ các xã vùng cao huyện Lạc Sơn

Các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn cách xa trung tâm, kết cấu hạ tầng, sản xuất, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, tỉnh và huyện đã chú trọng hỗ trợ các địa phương này phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), cải thiện đời sống nhân dân.

Huyện Tân Lạc: Đầu tư 1,25 tỷ đồng cho bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Tân Lạc đã đầu tư 1,25 tỷ đồng cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Huyện Lạc Sơn: Mỗi năm có 7.000 hộ dân tộc thiểu số được vay vốn phát triển kinh tế

Những năm qua, huyện Lạc Sơn quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Hoạt động cho vay vốn được triển khai kịp thời đã giúp hộ đồng bào dân tộc thiểu số tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục