Trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, lễ hội là một phần không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng từ lâu đời. Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Bên cạnh nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng thì lễ hội còn có vai trò quan trọng là bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc.
Năm 2024, Lễ hội chùa Tiên được tổ chức với quy mô cấp tỉnh tạo ấn tượng tốt đẹp cho người dân và du khách.
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có 73 lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì tổ chức hàng năm. Các lễ hội chủ yếu gắn với sản xuất nông nghiệp, tín ngưỡng dân gian và các di tích đình, đền, chùa, miếu. Đã có nhiều lễ hội dân gian của các dân tộc được khôi phục tổ chức như: Lễ hội chùa Tiên, Lễ hội Khai hạ Mường Bi, Lễ hội Mường Thàng, Lễ hội Mường Động, Lễ hội đền Bờ, Lễ hội đình Khênh, Lễ hội đình Khói, Lễ hội đình Cổi, Lễ hội Gầu Tào, Lễ hội Xên Mường, Lễ hội cấp sắc,… góp phần bảo tồn và phát huy giá trị những di sản văn hóa của các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2023, 2024, tỉnh đã chỉ đạo tổ chức thành công Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường cấp tỉnh. Năm 2024, tỉnh chỉ đạo tổ chức thành công Lễ hội chùa Tiên quy mô cấp tỉnh tạo ấn tượng tốt đẹp cho người dân và du khách, góp phần quảng bá di sản văn hóa độc đáo của người Mường và các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
H.L
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 là 255.341 triệu đồng.
6 tháng đầu năm 2024, thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức khai giảng, bế giảng 34 lớp nghề cho 1.044 hội viên nông dân.
Xã Thành Sơn (Mai Châu) có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, xã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để từng bước nâng cao đời sống người dân.
Nói đến anh Bùi Văn Trang (sinh năm 1982), hội viên nông dân người dân tộc Mường trú tại xóm Trang Giữa, xã Hợp Phong (Cao Phong), người dân địa phương không ai thấy xa lạ, bởi anh là tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, hội viên nông dân nhiệt huyết với các phong trào của hội.
Các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn cách xa trung tâm, kết cấu hạ tầng, sản xuất, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, tỉnh và huyện đã chú trọng hỗ trợ các địa phương này phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), cải thiện đời sống nhân dân.
Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Tân Lạc đã đầu tư 1,25 tỷ đồng cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.