Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình tập trung triển khai thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, mở ra hướng đi mới, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Những năm qua, huyện Đà Bắc thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng.
Trong ảnh: Tổ tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng xóm Riêng, xã Tú Lý thực hiện tuần tra rừng hàng tháng.
Huyện Đà Bắc có tổng diện tích tự nhiên gần 77.980 ha, trong đó hơn 65.995 ha rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 17 xã, thị trấn, chiếm trên 84,6% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất có rừng đặc dụng hơn 4.850 ha, đất rừng phòng hộ hơn 23.960 ha, đất rừng sản xuất hơn 18.720 ha với độ che phủ rừng 60,96%. Giai đoạn 2019- 2023, thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định, nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi, 100% diện tích rừng tự nhiên được hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo vệ rừng thông qua các chương trình: phát triển lâm nghiệp bền vững; phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I; phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2021 - 2025. Theo lãnh đạo UBND huyện, từ khi triển khai chương trình, ở nhiều địa phương, rừng được xem là nguồn lợi chính giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Những đặc ân của tự nhiên giúp người dân đổi dần cách nghĩ trong tư duy phát triển kinh tế.
Gia đình bà Lò Thị Tâm, xóm Khem, xã Đoàn Kết (Đà Bắc) gắn bó nghề trồng rừng nhiều năm nay với diện tích gần 2 ha. Theo bà Tâm, trước đây bà con thường khai thác keo khi được khoảng 4 - 5 năm tuổi. Nhưng những năm gần đây đã kéo dài thời gian khai thác nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt, tận dụng lợi thế đồi rừng, gia đình bà và nhiều hộ ở xã Đoàn Kết đã kết hợp chăn nuôi gia súc dưới tán rừng. "Ngày trước thì chăn nuôi thả rông nhưng nay Nhà nước giao rừng, mình chỉ chăn thả gia súc trong đồi rừng của gia đình. Ngoài nuôi trâu, bò, gia đình tôi còn nuôi thêm lợn đen bản địa” - bà Tâm chia sẻ.
Hằng năm, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, UBND huyện, người dân đã chủ động bảo vệ rừng, trồng mới rừng sản xuất, trồng lại rừng sản xuất sau khai thác, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, năng suất rừng trồng; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn. Từ năm 2019 đến nay, toàn huyện đã trồng mới trên 3,4 nghìn ha rừng, khoảng 1,6 triệu cây các loại.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. Thực hiện lồng ghép, chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm ổn định, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ, phát triển rừng và đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong 2 năm (2022, 2023), tổng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi được giao trên 1.237 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân 73 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, tổng diện tích khoán bảo vệ rừng hằng năm của các xã khu vự II và III trên 51 nghìn ha; diện tích khoán bảo vệ rừng giao cho Ban Quản lý rừng đặc dụng bảo vệ nghiêm ngặt 7.047 ha; hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên, giao cho hộ gia đình, cộng đồng quản lý 45,9 nghìn ha…
Bên cạnh kết qủa đạt được, theo đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, quá trình triển khai còn những khó khăn. Phần lớn do một số văn bản hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương còn phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hướng dẫn thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình.
Để thực hiện tốt chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định, nâng cao đời sống đồng bào vùng DTTS và miền núi, ngành Dân tộc tỉnh kiến nghị các bộ, ngành Trung ương khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền những quy định, hướng dẫn chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ, tạo đột phá, chuyển biến căn bản trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là về cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng vốn. Đề nghị có cơ chế ưu tiên thủ tục thực hiện về đất đai đối với những dự án đầu tư có sử dụng đất rừng (diện tích chiếm dụng ít) thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia…
Minh Vũ
Mỹ Thành là 1 trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Xã có 988 hộ với 4.571 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 99%, chủ yếu là người Mường. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 54% đồng bào theo đạo Công giáo, tập trung chủ yếu tại các xóm: Riệc, Sỳ và Đồi Cả.
Nhằm mục tiêu hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực đan lát thủ công mây tre đan, dệt thổ cẩm truyền thống, may công nghiệp, tạo việc làm cho các thành viên, năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Thành Công, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) được thành lập. Trong quá trình hoạt động, HTX triển khai hiệu quả mô hình "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan, sản phẩm dệt thổ cẩm, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường”.
Đến xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy), ấn tượng đầu tiên là công trình nhà văn hóa khang trang, đầy đủ tiện ích. Trên lộ trình đưa xã Phú Lai đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao vào cuối năm 2023, thiết chế văn hóa quan trọng này được đầu tư nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp nên có diện mạo hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu là nơi tổ chức các hoạt động gắn kết cộng đồng.
Những năm qua, báo chí đã khẳng định vai trò là phương tiện thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu, xa, còn nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 là 255.341 triệu đồng.
6 tháng đầu năm 2024, thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức khai giảng, bế giảng 34 lớp nghề cho 1.044 hội viên nông dân.