Theo số liệu thống kê vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, kiến trúc nhà sàn truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chiếm tới 80%. Đến năm 1999, số gia đình người Mường có nhà sàn còn 35%. Hiện nay, số gia đình người Mường có nhà sàn chỉ còn khoảng 10% nhưng nhiều nhà sàn trong số đó đã xuống cấp. Với mong muốn tiếp tục giữ nếp nhà sàn, các gia đình đã sử dụng chất liệu gạch và bê tông để làm nhà sàn. Trong đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa truyền thống của đồng bào Mường, nhà sàn không chỉ là biểu trưng cho tình cảm, lối sống của một tộc người, mà còn được coi là "bảo tàng nghệ thuật sống” đi theo cùng năm tháng, được truyền từ thế hệ trước cho đến ngày nay.


Các hộ gia đình xã vùng cao Vân Sơn giữ nếp nhà sàn gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Chúng tôi về thăm Lạc Sơn, đây là một trong những địa phương còn giữ được nhiều nhà sàn và phong trào làm nhà sàn bê tông rộng khắp hơn cả. Theo số liệu thống kê, toàn huyện còn lưu giữ trên 18.000 nhà sàn Mường. Đa phần ở những ngôi nhà sàn vẫn giữ được bếp lửa truyền thống gắn với nếp ăn, nếp ở, với đa dạng phong tục, tập quán… Huyện Lạc Sơn đã ra nghị quyết chuyên đề về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn. Từ đó đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để bảo tồn. Trong đó, ngôi nhà sàn truyền thống được lưu giữ gắn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch. 

Lạc Sơn cũng là địa bàn có số nhà sàn bê tông nhiều nhất tỉnh. Theo thống kê, hiện nay, toàn huyện đã có hơn 5.000 nhà sàn bằng bê tông cốt thép được xây dựng. Trong đó, nhiều nhất là ở các xã: Tân Lập, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp, Xuất Hóa, Định Cư, Tuân Đạo, Yên Phú... Việc người dân chuyển đổi, xây dựng nhà sàn bằng bê tông cốt thép là một cách làm đáng khuyến khích khi vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường, vừa góp phần hạn chế được việc mua bán, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn huyện. 

Đồng chí Bùi Văn Tẩn, Bí thư Đảng ủy xã Định Cư cho biết: "Tập tục ở nhà sàn của người Mường có từ lâu đời. Ngôi nhà sàn của người Mường chứa đựng những giá trị nhân sinh, tín ngưỡng, phong tục, tập quán lâu đời của nhiều thế hệ. Do việc sử dụng vật liệu gỗ, tre, nứa, lá làm nhà khó khăn nên số lượng nhà sàn Mường truyền thống đang dần mất đi với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Việc gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống, trong đó có kiến trúc nhà sàn được xã đặc biệt quan tâm. Xã đã tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn bản sắc văn hóa, xây nhà sàn bê tông thay vì xây nhà tầng kiến trúc hiện đại, được đông đảo người dân hưởng ứng. Nhà sàn bê tông được xây dựng kết hợp cải tạo bể chứa nước, nhà tiêu hợp vệ sinh, di dời chuồng trại xa khỏi nơi ở. Từ Lạc Sơn, mô hình xây dựng nhà sàn bê tông đã lan rộng ra các địa bàn khác trong tỉnh.”

Thấp thoáng bên cạnh những ngôi nhà hiện đại, nếp nhà sàn truyền thống tạo ra nét đẹp rất riêng cho bản Mường. Trước thực tế nhiều làng Mường có lịch sử lâu đời nhưng nhà sàn dần vắng bóng, ảnh hưởng lớn đến lối sống, phong tục, tập quán của người Mường, nguy cơ mai một văn hóa Mường, các địa phương đã tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ nếp nhà sàn Mường gắn với phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Tiêu biểu như bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh, huyện Cao Phong), xóm Lũy Ải (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc), xã Vân Sơn (huyện Tân Lạc)…Những bản làng còn giữ được nếp nhà sàn đang là điểm đến hấp dẫn của du khách khi muốn tìm hiểu, khám phá văn hóa Mường Hòa Bình.


Dương Liễu

Các tin khác


Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, báo chí đã khẳng định vai trò là phương tiện thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu, xa, còn nhiều khó khăn.

Trên 255,3 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 là 255.341 triệu đồng.

Trên 1.000 hội viên nông dân được đào tạo, dạy nghề

6 tháng đầu năm 2024, thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức khai giảng, bế giảng 34 lớp nghề cho 1.044 hội viên nông dân.

Hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc ở xã Thành Sơn

Xã Thành Sơn (Mai Châu) có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, xã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để từng bước nâng cao đời sống người dân.

Anh Bùi Văn Trang - nông dân tiêu biểu ở xã Hợp Phong

Nói đến anh Bùi Văn Trang (sinh năm 1982), hội viên nông dân người dân tộc Mường trú tại xóm Trang Giữa, xã Hợp Phong (Cao Phong), người dân địa phương không ai thấy xa lạ, bởi anh là tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, hội viên nông dân nhiệt huyết với các phong trào của hội.

Hỗ trợ các xã vùng cao huyện Lạc Sơn

Các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn cách xa trung tâm, kết cấu hạ tầng, sản xuất, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, tỉnh và huyện đã chú trọng hỗ trợ các địa phương này phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), cải thiện đời sống nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục