Theo Phòng giao dịch Ngân hành Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn huyện đã có 3.056 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn chính sách. Doanh số cho vay đạt trên 124,6 tỷ đồng, với 10 chương trình tín dụng được giải ngân. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tân Lạc đạt trên 577 tỷ đồng với 15.521 hộ còn dư nợ.


Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hành Chính sách xã hội huyện Tân Lạc hướng dẫn người dân các thủ tục vay vốn.

Nguồn vốn đã giúp 482 lượt hộ nghèo, 550 hộ cận nghèo, 342 hộ mới thoát nghèo có vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, 349 lao động trên địa bàn được giải quyết việc làm; 11 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải học tập; 824 công trình nước sạch và 793 công trình vệ sinh được cải tạo, xây dựng. Qua đó, góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.



V.Đ

Các tin khác


Nguồn lực quan trọng hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số xã Văn Sơn phát triển kinh tế - xã hội

Với người dân xóm Lội Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) có đường bê tông đi lại thuận tiện là niềm mong mỏi. Trước đây, những con đường trên địa bàn xóm hầu hết là đường đất, giá nông sản, hàng hóa không ổn định do chi phí vận chuyển cao. Từ năm 2022, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 -2025, nhiều đoạn đường trục chính của xóm đã được bê tông hoá, giúp việc đi lại, trao đổi hàng hoá thuận tiện hơn...

Xã Thạch Yên: Hiệu quả mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết 

Thạch Yên là địa bàn khó khăn nhất của huyện Cao Phong với hơn 98% đồng bào dân tộc thiểu số. Song đây cũng là địa phương đạt được nhiều tiến bộ trong thực hiện các chính sách dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Kết quả đó là nhờ dự án "Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" đang được triển khai tại xã. 

Trên 212 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu kinh phí giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là trên 414,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số vốn giao là 212,134 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 114,343 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 97,791 tỷ đồng.

Người tâm huyết với công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Mường

Từng tham gia viết báo, viết văn và gần đây dành phần lớn thời gian, tâm sức sưu tầm, nghiên cứu văn hóa truyền thống, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) khiến nhiều người nể phục bởi tâm huyết và những đóng góp đối với văn hóa Mường.

Huyện Mai Châu khai thác giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông

Huyện Mai Châu có 2 xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung là Hang Kia, Pà Cò. Nơi đây cách trung tâm huyện khoảng 40 km, địa hình đồi núi cao với hầu hết khu vực nằm ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.500 m nằm ở phía Tây Bắc của Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. Từ bao đời nay, đồng bào Mông cùng nhau gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Người phụ nữ Mông miệt mài bên khung cửi dệt để giữ lại tinh hoa văn hóa dân tộc trên những tấm thổ cẩm đậm bản sắc.

Cô giáo người Mông hết lòng vì con chữ của trẻ em vùng khó

Sinh ra và lớn lên tại bản Mông nghèo thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, cô gái Giàng Thị Sao (SN 1986) nỗ lực học tập để hiện thực ước mơ được đứng trên bục giảng. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm âm nhạc, cô được tuyển dụng và phân công về Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) dạy từ năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục