Bằng tình yêu với nhạc cụ dân tộc, ở tuổi ngoài 60, nghệ nhân Hoàng Văn Viên, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn) vẫn giữ niềm say mê, nhiệt huyết. Ông tích cực tham gia biểu diễn dân ca, dân vũ và truyền dạy chiêng Mường với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.


Nghệ nhân Hoàng Văn Viên, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn) chăm chút dàn chiêng Mường.

Ông Viên là người dân tộc Mường. Từ năm 1981, ông bắt đầu học đánh chiêng Mường. Từ đó tới nay, ông vẫn luôn nhiệt huyết và đam mê với văn hóa dân tộc Mường, thường xuyên tham gia các chương trình văn nghệ. Ông thường xuyên được mời tham gia đánh chiêng Mường cho nhiều nghệ nhân biểu diễn dân ca, dân vũ trong các ngày lễ lớn, hội thi, hội diễn ở huyện và tỉnh. Ông còn được cử đi dự các liên hoan, hội thi văn nghệ dân gian ở tỉnh và đạt nhiều thành tích, giải thưởng. Nổi bật, Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc xã Cư Yên do ông làm chủ nhiệm đã đoạt giải nhì Hội diễn trình tấu chiêng và hát dân ca, dân vũ dân tộc Mường huyện Lương Sơn năm 2023.

Để giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, ông Viên đã truyền dạy đánh chiêng Mường cho nhiều người trong xóm yêu thích loại nhạc cụ này. Cùng với đó, ông tham gia lớp truyền dạy đánh chiêng miễn phí cho học viên trong CLB. Giờ đây, nhiều học trò của ông đã đánh đàn chiêng thành thạo, trở thành hạt nhân văn nghệ đóng góp tích cực cho phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. Ông luôn nỗ lực truyền lửa đam mê đến thế hệ trẻ, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ông Hoàng Văn Viên chia sẻ: Chiêng Mường là linh hồn trong âm nhạc dân tộc Mường. Chúng tôi gửi gắm vào đó tinh thần lạc quan, những triết lý sống của dân tộc mình. Với chiêng có thể độc tấu, hợp xướng và dùng khi hát giao duyên, hát múa dân gian... Tôi muốn lưu giữ, truyền lại cho thế hệ trẻ để không mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

Những năm gần đây, xã Cư Yên tăng cường quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường, gồm ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực, trang phục... Đầu tư cho sự nghiệp văn hóa, thể thao và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa. Huy động toàn dân tham gia xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, xã có 2 đội chiêng Mường với 3 bộ chiêng, 36 chiếc chiêng. 100% thành viên CLB có trang phục dân tộc Mường để biểu diễn trong các dịp lễ, hội thi. 

Bên cạnh đó, các làn điệu dân ca, dân vũ đã thấm sâu và có sức hút du khách về Cư Yên. CLB Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc xã Cư Yên đã thành lập các đội, nhóm thường xuyên luyện tập các tiết mục văn nghệ đậm bản sắc để biểu diễn phục vụ du khách tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Đồng chí Bùi Đình Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Yên cho biết: Nhằm bảo tồn, phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa dân tộc Mường, UBND xã thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu nhạc cụ dân tộc, múa hát dân gian, tạo môi trường cho sinh hoạt văn hóa truyền thống; biểu dương các đơn vị quan tâm giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Phát huy vai trò già làng, trưởng xóm trong truyền dạy nét đẹp văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ...


Mạnh Cường

Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Vốn là một xóm nhỏ, đường đi lại khó khăn, có thời điểm gần như biệt lập. Trước đây, muốn đến xóm Đá Bia, nay là xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) chỉ có cách duy nhất là đi nhờ những "thuyền tôm” trên vùng hồ Hòa Bình. Từ khi được "khai phá”, xóm từng bước khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch. Thậm chí được bình chọn và trao giải thưởng du lịch cộng đồng Asean vào năm 2019.

Nguồn lực quan trọng hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số xã Văn Sơn phát triển kinh tế - xã hội

Với người dân xóm Lội Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) có đường bê tông đi lại thuận tiện là niềm mong mỏi. Trước đây, những con đường trên địa bàn xóm hầu hết là đường đất, giá nông sản, hàng hóa không ổn định do chi phí vận chuyển cao. Từ năm 2022, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 -2025, nhiều đoạn đường trục chính của xóm đã được bê tông hoá, giúp việc đi lại, trao đổi hàng hoá thuận tiện hơn...

Xã Thạch Yên: Hiệu quả mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết 

Thạch Yên là địa bàn khó khăn nhất của huyện Cao Phong với hơn 98% đồng bào dân tộc thiểu số. Song đây cũng là địa phương đạt được nhiều tiến bộ trong thực hiện các chính sách dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Kết quả đó là nhờ dự án "Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" đang được triển khai tại xã. 

Trên 212 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu kinh phí giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là trên 414,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số vốn giao là 212,134 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 114,343 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 97,791 tỷ đồng.

Người tâm huyết với công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Mường

Từng tham gia viết báo, viết văn và gần đây dành phần lớn thời gian, tâm sức sưu tầm, nghiên cứu văn hóa truyền thống, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) khiến nhiều người nể phục bởi tâm huyết và những đóng góp đối với văn hóa Mường.

Huyện Mai Châu khai thác giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông

Huyện Mai Châu có 2 xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung là Hang Kia, Pà Cò. Nơi đây cách trung tâm huyện khoảng 40 km, địa hình đồi núi cao với hầu hết khu vực nằm ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.500 m nằm ở phía Tây Bắc của Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. Từ bao đời nay, đồng bào Mông cùng nhau gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Người phụ nữ Mông miệt mài bên khung cửi dệt để giữ lại tinh hoa văn hóa dân tộc trên những tấm thổ cẩm đậm bản sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục