Theo số liệu thống kê vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, kiến trúc nhà sàn truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chiếm tới 80%. Đến năm 1999, số gia đình người Mường có nhà sàn còn 35%. Hiện nay, số gia đình người Mường có nhà sàn chỉ còn khoảng 10% nhưng nhiều nhà sàn trong số đó đã xuống cấp. Với mong muốn tiếp tục giữ nếp nhà sàn, các gia đình đã sử dụng chất liệu gạch và bê tông để làm nhà sàn. Trong đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa truyền thống của đồng bào Mường, nhà sàn không chỉ là biểu trưng cho tình cảm, lối sống của một tộc người, mà còn được coi là "bảo tàng nghệ thuật sống” đi theo cùng năm tháng, được truyền từ thế hệ trước cho đến ngày nay.

Toàn tỉnh có 73 lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì tổ chức

Trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, lễ hội là một phần không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng từ lâu đời. Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Bên cạnh nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng thì lễ hội còn có vai trò quan trọng là bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc.

Chính sách dân tộc góp phần ổn định cuộc sống người dân xã Mỹ Thành

Mỹ Thành là 1 trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Xã có 988 hộ với 4.571 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 99%, chủ yếu là người Mường. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 54% đồng bào theo đạo Công giáo, tập trung chủ yếu tại các xóm: Riệc, Sỳ và Đồi Cả.

Hợp tác xã Thành Công: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường

Nhằm mục tiêu hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực đan lát thủ công mây tre đan, dệt thổ cẩm truyền thống, may công nghiệp, tạo việc làm cho các thành viên, năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Thành Công, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) được thành lập. Trong quá trình hoạt động, HTX triển khai hiệu quả mô hình "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan, sản phẩm dệt thổ cẩm, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường”.

Huyện Yên Thủy: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào dân tộc

Đến xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy), ấn tượng đầu tiên là công trình nhà văn hóa khang trang, đầy đủ tiện ích. Trên lộ trình đưa xã Phú Lai đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao vào cuối năm 2023, thiết chế văn hóa quan trọng này được đầu tư nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp nên có diện mạo hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu là nơi tổ chức các hoạt động gắn kết cộng đồng.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, báo chí đã khẳng định vai trò là phương tiện thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu, xa, còn nhiều khó khăn.

Trên 255,3 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 là 255.341 triệu đồng.

Trên 1.000 hội viên nông dân được đào tạo, dạy nghề

6 tháng đầu năm 2024, thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức khai giảng, bế giảng 34 lớp nghề cho 1.044 hội viên nông dân.

Hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc ở xã Thành Sơn

Xã Thành Sơn (Mai Châu) có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, xã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để từng bước nâng cao đời sống người dân.

Anh Bùi Văn Trang - nông dân tiêu biểu ở xã Hợp Phong

Nói đến anh Bùi Văn Trang (sinh năm 1982), hội viên nông dân người dân tộc Mường trú tại xóm Trang Giữa, xã Hợp Phong (Cao Phong), người dân địa phương không ai thấy xa lạ, bởi anh là tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, hội viên nông dân nhiệt huyết với các phong trào của hội.

Hỗ trợ các xã vùng cao huyện Lạc Sơn

Các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn cách xa trung tâm, kết cấu hạ tầng, sản xuất, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, tỉnh và huyện đã chú trọng hỗ trợ các địa phương này phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), cải thiện đời sống nhân dân.

Huyện Tân Lạc: Đầu tư 1,25 tỷ đồng cho bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Tân Lạc đã đầu tư 1,25 tỷ đồng cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Huyện Lạc Sơn: Mỗi năm có 7.000 hộ dân tộc thiểu số được vay vốn phát triển kinh tế

Những năm qua, huyện Lạc Sơn quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Hoạt động cho vay vốn được triển khai kịp thời đã giúp hộ đồng bào dân tộc thiểu số tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) cho người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương chú trọng đổi mới, vận dụng linh hoạt, đa dạng hình thức tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức và sự đồng thuận của nhân dân trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh giải ngân 29 dự án

Từ đầu năm đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay của quỹ từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024. Theo đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã tiếp nhận trên 4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cấp năm 2024; 1 tỷ đồng nguồn vốn Trung ương Hội ủy thác; trên 4,3 tỷ đồng ngân sách cấp huyện cấp.