(HBĐT) - Việc sử dụng nguồn ngân sách công đầu tư trong xây dựng các công trình cơ bản của huyện Cao Phong thời gian qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Các công trình được bàn giao đưa vào sử dụng không chỉ phát huy tối đa công năng mà còn tạo diện mạo mới nhiều khởi sắc cho huyện.


Công trình nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ, trường TH&THCS Tây Phong (Cao Phong) được phê duyệt ngày 14/9/2021 với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng đã thi công đạt 95% khối lượng phần thô theo đúng tiến độ. 


Tính đến nay, các dự án do UBND huyện Cao Phong làm chủ đầu tư có 12 công trình, trong đó, 100% là công trình chuyển tiếp với nguồn ngân sách T.Ư 120 tỷ đồng cho 2 công trình, ngân sách tỉnh hơn 620 triệu đồng cho 10 công trình. Các dự án do Ban Quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Cao Phong làm chủ đầu tư gồm 82 công trình, trong đó có 67 công trình chuyển tiếp. Cụ thể, 30 dự án đã hoàn thành, 4 công trình đã được đưa vào sử dụng, 26 công trình đang chờ bàn giao đưa vào sử dụng; còn 37 công trình đang trong quá trình thực hiện. Các dự án đầu tư xây dựng mới năm 2022 là 15 công trình, tổng mức đầu tư hơn 131 tỷ đồng, hiện đều trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 

Thực hiện công tác quản lý công trình xây dựng, tổng nguồn ngân sách được cấp năm 2022 hơn 200 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân hơn 35 tỷ đồng (đạt 17,28%). Quý I năm nay, BQL thực hiện quyết toán 4 công trình, gồm 1 công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư và 3 công trình do BQL làm chủ đầu tư. Về tiến độ thi công, việc bàn giao mặt bằng đã được giải phóng cho đơn vị thi công đảm bảo đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình. Đồng thời, lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình. Trong quá trình thi công, BQL luôn sát sao, đôn đốc và chỉ đạo các đơn vị tư vấn giám sát, thi công công trình thực hiện đúng theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và các tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ thi công được quy định trong hợp đồng. Chất lượng thi công công trình được BQL kiểm soát ngay từ khâu đầu vào. Tất cả nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng được nghiệm thu, đảm bảo đủ số lượng, nguồn gốc rõ ràng, đúng chủng loại quy định trong hợp đồng.

Điển hình như công trình nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ, trường TH&THCS Tây Phong được phê duyệt ngày 14/9/2021 với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng. Ông Đào Phúc Huê, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phúc Lâm, đơn vị thi công công trình cho biết: "Hiện, công trình đã hoàn thành phần thô đạt 95% khối lượng. Do tình hình dịch Covid-19 nên đôi khi thiếu hụt nhân công thực hiện. Tuy nhiên, đơn vị vẫn linh hoạt, chủ động nhiều phương án đảm bảo tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Quá trình thi công đều thực hiện đúng hồ sơ thiết kế và đảm bảo an toàn lao động”.

Quá trình thực hiện cũng gặp khó khăn nhất định. Nguồn vốn được phân bổ hàng năm còn hạn chế và kéo dài từ 1 - 3 năm nên một số doanh nghiệp thường kéo dài thời gian thi công để chờ vốn, ảnh hưởng đến tiến độ. Về phía nhà thầu, một số nhà thầu thiết kế trình độ, kinh nghiệm hạn chế, dẫn đến hồ sơ thiết kế còn sai sót; một vài công trình thi công chưa đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật còn phải khắc phục…

Đồng chí Nguyễn Văn Kỳ, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện cho biết: "Trong quý II/2022, huyện tập trung hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng các dự án đầu tư dở dang trong năm 2021 theo kế hoạch. Thực hiện các thủ tục đầu tư để khởi công sớm dự án có kế hoạch đầu tư năm 2022. Duy trì công tác quản lý chất lượng kỹ, mỹ thuật các dự án được giao. Nâng cao công tác quản lý an toàn lao động, kế hoạch bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ trong thi công xây  dựng công trình, không để xảy ra sự cố trong quá trình thi công. Đồng thời, đẩy nhanh công tác quyết toán các dự án đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng”.


Thanh Sơn

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Tập trung giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm

(HBĐT) - Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản (DAXDCB) huyện Lạc Thủy đang tích cực phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện đầu tư cho 28 dự án nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Trong đó, tập trung vào 8 dự án trọng điểm từ nguồn ngân sách Nhà nước, góp phần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Nhiều giải pháp xúc tiến thu hút đầu tư

(HBĐT) - Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện Lạc Sơn vẫn thu hút thêm 1 dự án mới đầu tư sản xuất, kinh doanh trong năm 2021. Một số nhà đầu tư lớn đang khảo sát và dự kiến đầu tư, như: Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn Hồ Gươm, Tập đoàn TH True Milk, dự án nhà máy giày da Thiên Diệu tại xã Ân Nghĩa, dự án xử lý rác thải tại xã Yên Nghiệp… Đến nay, trên địa bàn huyện có 26 dự án được cấp phép đầu tư sản xuất, kinh doanh, gồm 2 dự án đầu tư nước ngoài, 24 dự án đầu tư trong nước.

Kinh tế tập thể - những đột phá trên hành trình đổi mới, phát triển: Bài 1 - "Cởi trói" để phát triển

(HBĐT) - Ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 BCH T.Ư Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT). Trải qua 20 năm thực hiện nghị quyết, khu vực KTTT của tỉnh, nòng cốt là HTX thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài, khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của tỉnh. 

Huyện Lạc Thuỷ: Thống nhất chủ trương về dự án Nhà máy sản xuất giấy Hòa Bình tại xã Đồng Tâm

(HBĐT) - Ngày 7/3, Ban Thường vụ (BTV) Huyện uỷ Lạc Thuỷ có Công văn số 446-CV/HU thống nhất chủ trương về dự án Nhà máy sản xuất giấy Hòa Bình tại xã Đồng Tâm.

Nhiều dự án nhà ở thương mại chậm tiến độ

(HBĐT) - Việc thực hiện thu hút đầu tư nói chung, thu hút các dự án (DA) xây dựng thương mại và nhà ở là cơ sở để hình thành các khu dân cư (KDC) mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thị theo đúng quy hoạch, bảo đảm mỹ quan đô thị, thúc đẩy KT-XH, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện tại một số DA còn chậm.

Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công gần 519 tỷ đồng

(HBĐT) - Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.393,9 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua 4.192,1 tỷ đồng, đến nay đã phân bổ, giao chi tiết đến từng dự án số vốn 3.823,6 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 1.869,7 tỷ đồng; vốn tăng thu ngân sách địa phương 798,9 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư trong nước 732,5 tỷ đồng; vốn nước ngoài 422,6 tỷ đồng. Số vốn còn lại 369,2 tỷ đồng dự kiến bố trí cho các dự án thuộc Đề án phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình hiện đã được Thủ tướng Chính phủ giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục