(HBĐT) - Tình trạng vi phạm hành lang giao thông đã diễn ra từ lâu ở cả TP Hòa Bình và các huyện. Lực lượng chức năng từng tổ chức đợt ra quân, tích cực trong phát hiện, lập biên bản kiểm tra, xử lý trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng vẫn chưa được cải thiện, còn dai dẳng chưa có hồi kết.

 

 

 

Vỉa hè, lòng đường Phùng Hưng, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) biến thành chợ.

 

Đường Phùng Hưng, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) từ lâu đã biến thành chợ. Việc mua, bán diễn ra trên lòng đường, vỉa hè và kéo dài đến gần 1 km. Ngày cuối tuần đông như hội chợ, thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông. Lực lượng chức năng đến nhắc nhở nhưng rồi đâu lại vào đó. Các chợ khác chung tình trạng vi phạm như: chợ Thái Bình (TP Hòa Bình); chợ thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), chợ Bãi Nai (Kỳ Sơn), chợ Lồ (Tân Lạc), chợ ốc, chợ Mía (Lạc Sơn), chợ Rạnh (Kim Bôi) … Nhiều hành vi vi phạm hành lang giao thông khác cũng diễn ra phổ biến.

 

ông Ngô Văn Điềm, Chánh Thanh tra Sở GTVT xác nhận: Vi phạm hành lang giao thông trên địa bàn tỉnh diễn ra từ lâu và vẫn tiếp diễn. Đáng kể là các hành vi: ngu?i dân xây dựng công trình tường bao, cổng, lợp mái che, mái vẩy, thậm chí nhà trên hành lang giao thông; trồng cây che khuất tầm nhìn. Một số trụ sở cơ quan, đơn vị cũng vi phạm hành lang, trong đó có những công trình mới như Trạm Y tế các xã Đông Bắc, Tú Sơn (Kim Bôi) … Đấu nối đường nhánh trái phép. Tập kết nguyên vật liệu trên các tuyến đường, cụ thể như gỗ keo tại các huyện: Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc… Phơi nông sản trên lòng đường; tuốt lúa, đốt rơm, rạ ở lề đường khói mù mịt, hạn chế tầm nhìn. Họp chợ lấn đường, có nơi chính quyền thu lệ phí như ở khu vực ngã ba Ve, xã Đông Bắc (Kim Bôi) … Đây cũng là nguyên nhân gia tăng tai nạn giao thông.

 

Thanh tra Sở GTVT đã phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ, chính quyền địa phương phát hiện, lập biên bản, xử lý vi phạm. 100% biên bản vi phạm hành chính sau khi chuyển về Thanh tra Sở được ra quyết định xử phạt. 100% hồ sơ vi phạm sau khi ra quyết định xử phạt được chuyển cho chính quyền địa phương và đến đối tượng vi phạm. Hàng quý, năm, Sở lập danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm chuyển cho chính quyền địa phương làm cơ sở để vận động, cưỡng chế giải tỏa. Đồng thời, đưa danh sách lên Trang thông tin điện tử của Sở.

 

Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành việc đến Thanh tra Sở để giải quyết. Hồ sơ vi phạm gửi về chính quyền địa phương hầu hết cũng “tắc” trong xử lý và các công trình vi phạm vẫn tồn tại. Từ đầu năm đến ngày 22/9, Thanh tra Sở đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 58 trường hợp với trên 244 triệu đồng. Song, có 7 trường hợp (12%) đến giải quyết, chấp hành quyết định xử phạt, nộp Kho bạc Nhà nước 24, 5 triệu đồng.

 

Theo Thanh tra Sở GTVT, nguyên nhân tình trạng trên do ý thức chấp hành của một bộ phận cán bộ, nhân dân về quản lý hành lang giao thông còn hạn chế. Một số đối tượng biết vi phạm nhưng vẫn cố tình. Việc cấp phép, quản lý, kiểm tra thực hiện giấy phép xây dựng của chính quyền địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền cơ sở chưa kiên quyết trong xử lý vi phạm. Công tác vận động tự tháo dỡ và tổ chức cưỡng chế giải tỏa chưa được tổ chức thường xuyên. Có trường hợp, hành lang giao thông nằm trên đất đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất từ trước nên khó xử lý dứt điểm.

 

Theo tìm hiểu của phóng viên, do nhu cầu mua bán, tiêu thụ hàng hóa, người dân thấy tiện đâu, họp chợ đó. Tâm lý muốn “cận lộ” để buôn bán đã ăn sâu vào tiềm thức, người mua cũng muốn tiện lợi dừng ngay đường, một số chợ chật hẹp. Điều đó đòi hỏi cần có quy hoạch các chợ, bố trí điểm ngồi bán hàng hợp lý.

 

Các vi phạm cũ không được giải quyết dứt điểm, vi phạm mới phát sinh, dẫn đến tình trạng vi phạm hành lang giao thông chưa có hồi kết. Để góp phần giải quyết những tồn tại dai dẳng trên, Chánh Thanh tra Sở GTVT Ngô Văn Điểm cho rằng, cần có quy hoạch cụ thể hành lang an toàn đường bộ, trước hết là các tuyến quốc lộ theo Quyết định số 994 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 – 2020”. Rà soát để có chủ trương, lộ trình thực hiện cụ thể. Bố trí kinh phí để tổ chức giải tỏa vi phạm. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về hành lang an toàn đường bộ, như Nghị định số 11 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 50 hướng dẫn thực hiện của Bộ GTVT. Tăng cường pháp chế, trách nhiệm của chính quyền cơ sở.

       

 

                                                                                  Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục