(HBĐT) - 16 năm qua (2000 - 2016), đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực tham gia ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” cũng như các chương trình an sinh xã hội. Tất cả đều hướng về người nghèo với tinh thần trách nhiệm sâu sắc và đầy ắp nghĩa tình.

 

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Ban vận động từ huyện đến các xã, thị trấn đã có nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo để tổ chức tuyên truyền, vận động trong nhân dân. Hàng năm, giao chỉ tiêu cho các tổ chức thành viên, các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn. Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện CVĐ ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” được lồng ghép với các nội dung thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” và các chương trình hành động có mục tiêu. Các tổ chức thành viên của mặt trận đã đưa nội dung CVĐ vào chương trình hoạt động cụ thể của đơn vị mình như: Hội Phụ nữ với chương trình giúp nhau phát triển kinh tế, “nuôi lợn nhựa tiết kiệm” giúp đỡ phụ nữ nghèo. Hội Nông dân với phong trào nông dân SX-KD giỏi, tín chấp cho nông dân mua phân bón trả chậm, xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân nghèo. Đoàn thanh niên với phong trào 5 xung kích phát triển KT-XH, bảo vệ Tổ quốc vì cuộc sống cộng đồng. LĐLĐ với phong trào xây dựng quỹ giúp đỡ công nhân viên chức lao động nghèo, Hội Cựu chiến binh với chương trình giúp đỡ nhau phát triển kinh tế XĐ-GN... Ngoài hình thức kêu gọi ủng hộ bằng tiền, Ban vận động các  cấp trong huyện đã kêu gọi các cơ quan, đơn vị, nhân dân, anh em dòng họ ủng hộ bằng vật tư, cây, con giống, ngày công và xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại địa phương.

 

Nhờ đó, từ năm 2001 - 2015, Ban vận động quỹ Vì người nghèo các cấp huyện Lạc Thủy đã thu được trên 4 tỷ đồng. Từ đó hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 533 ngôi       nhà đại đoàn kết, mua 60 con trâu, bò sinh sản giao cho các hộ để  phát triển kinh tế. Nhìn chung, các hộ được hỗ trợ vốn đã sử dụng  đúng mục đích, nhiều hộ phát huy được hiệu quả nguồn vốn nên đã thoát cảnh nghèo, vươn lên trong cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện hiện còn   trên 10%, được UBT.ư MTTQ Việt Nam cấp bằng công nhận đơn vị xoá xong nhà tạm cho thị trấn Chi Nê, thị trấn Thanh Hà và các xã: Lạc Long, Đồng Tâm, Phú Lão, Khoan Dụ.

 

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa nhà ở, trao tặng trâu, bò để phát triển kinh tế gia đình, hệ thống mặt trận từ huyện đến cơ sở huyện Lạc Thủy còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền huy động nguồn lực chăm lo, giúp đỡ người nghèo, thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng bảo đảm trang trọng, chu đáo. Phối hợp với chính quyền, Hội Người cao tuổi tổ chức mừng thọ, chúc thọ cho các cụ nhằm động viên, phát huy vai trò người cao tuổi thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc tổ chức tiếp nhận, giải ngân kinh phí hỗ trợ cho người nghèo theo đúng quy chế, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, tạo niềm tin với nhân dân.

 

Qua gần 16 năm thực hiện CVĐ “Ngày vì người nghèo” ở huyện Lạc Thủy càng khẳng định rõ hơn đây là CVĐ lớn, mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, khơi dậy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta. CVĐ đã mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo an sinh xã hội góp phần cùng Đảng, Nhà nước thực hiện công cuộc XĐ-GN, giữ gìn ổn định ANTT - TTATXH.

 

                                                           Hà Chung (Đài Lạc Thủy)

Các tin khác

Không có hình ảnh

Giải đáp pháp luật: Hồ sơ xét hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã thôi việc

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Oanh (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết, người lao động phát hiện bệnh nghề nghiệp khi đã thôi việc khác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thì hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cần các giấy tờ gì?

Khởi công xây dựng nhà bia ghi tên liệt sỹ xã Nam Phong

(HBĐT) - Ngày 21/11, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà bia ghi tên liệt sỹ xã Nam Phong.

Bản Dao Hạ Sơn nói không với xuất cảnh lao động trái phép

(HBĐT) - Năm 2014 - 2015, bản người Dao Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi) là điểm “nóng” về tình trạng xuất cảnh lao động “chui”. Với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là hệ thống dân vận cơ sở, hiện bản không còn tình trạng trên. Bà con đã nói không với xuất cảnh lao động trái phép.

Bổ nhiệm người thân là biểu hiện của sự lạm quyền

Theo TS Nguyễn Văn Thanh, phải đặt ra cơ chế cụ thể để truy trách nhiệm những người tham nhũng quyền lực khi họ còn đương chức.

Chở ân tình giữa người đi với người ở lại

(HBĐT) - Đầu những năm 1990, không ít bà con ở một số xã của huyện Đà Bắc đã thực hiện cuộc “Tây Nguyên tiến” với khát vọng tìm được “miền đất hứa” thuận lợi làm ăn kinh tế. Sau hơn 20 năm rời quê hương lập nghiệp, cuộc sống của những người con Hòa Bình xa quê ngày nào giờ đã đủ đầy, ấm no. Ra đi trong thuở hàn vi nhưng qua bao thăng trầm, giữa người ở lại quê hương và người đi vẫn keo sơn một tình máu mủ... Câu chuyện về chuyến xe Hào Lý (Hòa Bình) - Ngọc Hồi (Kon Tum) là minh chứng sợi dây thắt chặt cho tình nghĩa đó.

Mỏ đá nổ mìn, người dân thôn Lai Trì khốn đốn

(HBĐT) - Tiếng mìn nổ phá đá kéo theo đó là những âm thanh rùng rợn của đá đổ, bụi bay mù mịt. Những viên đá to, nhỏ bay tứ tung làm vỡ mái ngói, thủng téc nước, nứt tường nhà. Nhiều năm nay, người dân thôn Lai Trì, xã Cao Thắng (Lương Sơn) luôn sống chung với khói bụi, tiếng ồn và cả những thấp thỏm, lo âu, tính mạng bị đe dọa khi thỉnh thoảng, sau đợt bắn mìn, những trận “bom đá” lại bắn phá khắp nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục