(HBĐT) - Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi thăm lại xã Hợp Hòa (Lương Sơn) và chiến trường đồi Bù năm xưa, nơi từng ghi dấu chiến công của quân dân xã Hợp Hòa bắt sống giặc lái và bắn rơi máy bay Mỹ. 46 năm trôi qua, nhưng trong ký ức của các chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu vẫn vẹn nguyên khí thế của những năm tháng hào hùng.
Sống lại ký ức hào hùng
Cựu chiến binh xóm Suối Cốc, xã
Hợp Hòa (Lương Sơn) trò chuyện với thế hệ trẻ về chiến công bắt giặc lái và bắn
rơi máy bay Mỹ tại đồi Bù năm xưa.
Đưa chúng tôi đến thăm các cột mốc cao điểm 833, các
chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, lập chiến công năm xưa là các ông, bà: Đinh Ngọc
Bài, Đinh Công Sý, Hoàng Thị Xô, Hoàng
Thị Bướm bồi hồi nhớ lại ký ức về một thời hoa lửa. Là người phụ trách thông
tin liên lạc của Xã đội lúc đó, ông Đinh Ngọc Bài tâm sự: Khoảng 22h, ngày
21/12/1972, chúng tôi đang say giấc thì bỗng có tiếng nổ vang trời, tóe lên tia
sáng và một vật thể từ trên trời rơi xuống. Đó là chiếc máy bay F111 của không
quân Mỹ đã bị tự vệ Thủ đô bắn rơi xuống xóm Suối Cỏ, thuộc địa bàn xã Hợp Hoà.
Tiếng trống báo động của dân quân lập tức vang lên, quân và dân cả xã bừng
tỉnh, tập trung trong đêm. Tiến đến gần vật thể lạ rơi từ máy bay ra cách chừng
5 - 6 m, thấy tiếng động, chúng tôi tưởng là thú rừng nên hô mọi người quay
lại. Sau đó, xác định lại hướng rơi rồi tìm đến đúng điểm trước đó, chúng tôi
tiến sát vào thì phát hiện buồng lái và dù của lính Mỹ, nhưng người thì đã chạy
trốn, lúc đó khoảng 1h sáng. Ngay lập tức, đồng chí Xã đội trưởng Hoàng Văn Thọ
phát lệnh điều động lực lượng triển khai nhiệm vụ bắt sống giặc lái và chiến
đấu chống máy bay địch đến ứng cứu.
Hồi tưởng lại quãng thời gian đó, bà Hoàng Thị Bướm
tiếp lời: Ngay hôm sau, ngày 22/12 là ngày cưới của tôi và anh Vũ Văn Trang
cũng là chiến sĩ trong đội dân quân xã. Tối hôm đấy, mọi thứ đã chuẩn bị xong,
chỉ còn chờ đến ngày là tổ chức lễ cưới. Dù vậy, chúng tôi đã quyết định dừng
việc nhà lại, lấy lương thực chuẩn bị tiệc cưới phục vụ quân và dân tìm kiếm,
chiến đấu với địch. Toàn bộ lực lượng tỏa ra khắp vùng kiên trì tìm kiếm, đến
16h45’ ngày 24/12, tên giặc lái đầu tiên bị bắt sống.
Quyết tâm bắt sống tên thứ 2, lực lượng chiến đấu gặp
phải sự tấn công dữ dội của địch. Ngày 26/12, trên bầu trời xuất hiện 8 chiếc
máy bay F8 di chuyển xuống vị trí tên phi công thứ nhất bị bắt hòng giải cứu.
Và tiếp tục là 4 chiếc phản lực F4, F8 ném bom, xả đạn liên tiếp vào ngày
27/12. Toàn bộ lực lượng đã chiến đấu ngày đêm, thậm chí đến cơm cũng không kịp
ăn. Bà Hoàng Thị Xô nhớ lại: "Khi xảy ra chiến sự, tôi được giao nhiệm vụ canh
gác trên một mỏm đá cao có thể nhìn bao quát. Trên người khi đó chỉ có 1 cây
súng trường, 1 bao đạn và mảnh dù của địch xé ra choàng vào người để bớt cái
lạnh thấu xương. Sau đó, tôi được giao nhiệm vụ thứ 2 là thông tin liên lạc với
đồng chí Tiến ở Tỉnh Đội. Tôi và anh Tiến chiến đấu quyết liệt với địch, trên người
chỉ còn một miếng lương khô, hai anh em đùn đẩy nhường nhau ăn vì cả làng, cả
xã mải quyết chiến quên ăn, quên ngủ, lấy đâu ra cơm mà ăn”. Nói đến đây, mắt
bà dưng dưng, giọng trầm xuống không nén được nỗi xúc động của tình đồng chí,
đồng đội khi ấy.
Chiều 28/12/1972, phát hiện 1 chiếc trực thăng của
địch đến ứng cứu. Khi chiếc trực thăng hạ thấp độ cao để thả thang dây, lập tức
Đại đội 115 và 3 dân quân tập trung hoả lực nã đạn xối xả khiến trực thăng bị
cháy và rơi tại biên giới Việt - Lào. Ngày 29/12 tiếp tục có 2 chiếc phản lực
F8 vẫn quần thảo trên bầu trời tại cao điểm 833 thả đồ vật, lương thực hòng duy
trì sự sống cho tên phi công. Xác định vị trí, các đơn vị đã khép chặt vòng vây
và đến khoảng 9 - 10h ngày 29/12, tên địch thứ 2 bị bắt khi đang ẩn nấp tại một
khe núi.
Như vậy, qua 8 ngày đêm liên tục, các chiến sĩ đã dũng
cảm vượt qua bom đạn, kiên trì truy bắt được 2 tên phi công Mỹ và bắn rơi 1
chiếc máy bay trực thăng, lập lên chiến công vang dội.
Hợp Hòa ngày mới
Phát huy truyền thống cách mạng hào hùng, ngày nay,
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hợp Hòa đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế
- xã hội, giúp "bức tranh” nông thôn ngày càng khởi sắc. Hệ thống trường học,
trạm y tế của xã được đầu tư xây dựng khang trang; đường liên thôn, liên xóm
được mở rộng và đổ bê tông; nhiều nhà xây cao tầng; cuộc sống ngày càng ấm no.
Đồng chí Đinh Công Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Hòa cho biết: Toàn xã có 6
xóm với trên 600 hộ và hơn 2.800 nhân khẩu. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền
đã lãnh đạo nhân dân phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chủ động
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2017,
thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 27,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm
còn 3%; 100% xóm có nhà văn hóa, sân thể thao, trên 80% hộ đạt gia đình văn
hóa, 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non,
tiểu học, THCS đạt 100%… Đặc biệt, trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều công
trình được xây dựng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
dân. Đến nay, xã đã đạt 14 tiêu chí và đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí còn
lại, dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ cán đích theo đúng lộ trình đề ra.
Hồng Ngọc
Ngày 29-4, Công an huyện Cư Giút, tỉnh Đác Nông cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến một người tử vong tại chỗ và ba người khác bị thương nặng.
(HBĐT) - Ngày 27/4, tại thành phố Hoà Bình, Viện Tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) đã tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả dự án "Tăng cường quyền về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua hỗ trợ pháp lý” (Dự án). Tham dự hội thảo có lãnh đạo CISDOMA, đại diện các cơ quan tham gia dự án của tỉnh, huyện Kim Bôi, Đà Bắc, lãnh đạo UBND, cán bộ chuyên môn, hội phụ nữ, nông dân 14 xã thuộc 2 huyện trong vùng dự án.
(HBĐT) - Ngày 26/4/2018, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình "Nhịp cầu nhân ái” trao tặng 25 lồng, cá giống và thức ăn chăn nuôi hỗ trợ nhân dân xã Đồng Ruộng, Suối Nánh – Đà Bắc.
(HBĐT) - Vầy Nưa (Đà Bắc) là một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề về người và của trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017. Hành trình xây dựng NTM của xã vùng lòng hồ cũng vì thế càng gặp nhiều cản trở. Vượt lên mất mát, tổn thất, chính quyền và người dân Vầy Nưa từng bước khôi phục cơ sở hạ tầng, ổn định lao động sản xuất, giữ vững tiêu chí NTM đã hoàn thành.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh được tiếp tục coi trọng.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lương Sơn cho biết: Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Xây dựng gia đình hạnh phúc là mục tiêu phấn đấu của mỗi gia đình và không thể thiếu được vai trò của người phụ nữ. Chính vì vậy, để đạt mục tiêu này, các cấp HPN trong huyện đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ "xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững”.