(HBĐT) - Tiêu chí thông tin - truyền thông (TT-TT) là một trong những tiêu chí quan trọng trong thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM). Phát triển hạ tầng TT-TT sẽ tạo động lực thúc đẩy KT-XH phát triển. Đến thời điểm này, huyện Lương Sơn có 13/19 xã đạt tiêu chí TT-TT.


Cán bộ bộ phận "một cửa” UBND xã Tân Vinh (Lương Sơn) ứng dụng CNTT trong công việc chuyên môn.

Theo quy định của bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016-2020 của tỉnh, xã đạt chuẩn NTM về tiêu chí TT-TT là xã có ít nhất 1 điểm phục vụ bưu chính, có dịch vụ viễn thông, internet, có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn, có ứng dụng thông tin trong công tác quản lý, điều hành. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Về hạ tầng viễn thông, CNTT trên địa bàn huyện cơ bản được đầu tư. Toàn huyện có 78 trạm thu phát sóng di động, phủ sóng 100% địa bàn huyện, đường truyền cáp quang tốc độ cao kết nối đến 20 xã, thị trấn. 100% cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã có mạng nội bộ, kết nối internet băng thông rộng. Đến nay, 78% hộ trên toàn huyện sử dụng thuê bao internet để học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thông tin cá nhân.

Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT được huyện Lương Sơn chú trọng thực hiện. Đội ngũ cán bộ, công chức được quán triệt, hiểu rõ về sự cần thiết ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc, phục vụ hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính. Công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT được quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về CNTT. Tại các xã, đội ngũ cán bộ, công chức cơ bản sử dụng thành thạo máy vi tính trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn. 100% văn bản được triển khai dưới hình thức văn bản đánh máy. Tỷ lệ cán bộ, công chức được trang bị máy tính phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đạt 72%, mỗi xã đã bố trí 1 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách về CNTT. UBND các xã hiện đều sử dụng phần mềm liên thông một cửa điện tử. Hiện nay, 19/19 xã đã xây dựng được trang thông tin điện tử, cơ bản cập nhật các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, AN-QP trên địa bàn, góp phần tích cực trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND các xã. Trang thông tin đã thực hiện đăng tải các văn bản như quyết định, kế hoạch, công văn, lịch làm việc, giấy mời, thông báo, hoạt động hội họp, sự kiện văn hóa – thể thao… thường xuyên, kịp thời. Tại 19 xã đều duy trì hoạt động của điểm bưu điện văn hóa, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tại địa phương.

Trong các thành phần của tiêu chí TT-TT, tiêu chí xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn được đánh giá là khó thực hiện. Qua tìm hiểu, kinh phí đầu tư các đài phát thanh chủ yếu là nguồn vốn của Nhà nước, để xây dựng mỗi đài cần nguồn vốn hàng trăm triệu đồng nên việc huy động trong nhân dân hết sức khó khăn. Việc đầu tư của Nhà nước cũng không thể một lúc cấp kinh phí cho tất cả các xã mà thực hiện theo kế hoạch từng năm. Đến nay, toàn huyện có 13 xã đã được đầu tư xây dựng đài và hệ thống cụm loa, đạt 68,4%. Kế hoạch đến hết năm nay, 100% xã trênđịa bàn huyện sẽ có đài truyền thanh và cụm loa đến thôn phục vụ công tác tuyên truyền.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết thêm: Bên cạnh kết quả đạt được, thực tế trong thực hiện tiêu chí này của huyện còn những hạn chế. Hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT tại một số xã chưa được thực hiện nghiêm túc, lãnh đạo xã chưa thực sự coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo, điều hành. Hiện trang thông tin điện tử cấp xã mới có 1 cán bộ kiêm nhiệm, số lượng công việc nhiều nên việc đăng tải văn bản, tin, bài tuyên truyền còn hạn chế, chưa cung cấp đầy đủ thông tin và dịch vụ công trên trang theo Nghị định số 43/NĐ-CP. Nhìn chung việc ứng dụng và phát triển CNTT thiếu đồng bộ, chưa kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng dẫn đến hiệu quả sử dụng các hệ thống thông tin chưa cao. Một số ứng dụng CNTT mặc dù đã được triển khai đến cán bộ, công chức nhưng chưa được khai thác, sử dụng triệt để như hộp thư điện tử công vụ hiện mới đạt 45% người sử dụng. Mặt khác, nguồn lực đầu tư cho phát triển CNTT chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, nhiều nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch thực hiện còn chậm do thiếu kinh phí triển khai. Thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm, có những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế để thực hiện có chất lượng, hiệu quả hơn tiêu chí TT-TT trên địa bàn.

                                                                                          Hà Thu


Các tin khác


Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững - góp phần đẩy lùi, ngăn chặn bạo lực gia đình

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) gia đình bền vững khu phố 7, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) được thành lập từ năm 2013, đến nay ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình và giúp xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc.

Xã Yên Thượng nỗ lực giảm nghèo

(HBĐT) - Là xã thuộc vùng 135, Yên Thượng (Cao Phong) gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 15,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 46,2%, cận nghèo 27,8%. Trước thực tế này, cấp ủy, chính quyền và người dân trong xã đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh xin lỗi người dân Thủ Thiêm

Ngày 18-10, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc với hơn 30 hộ dân nằm ngoài ranh quy hoạch (khu 4,3 ha, khu phố 1, phường Bình An) Khu đô thị mới (ĐTM) Thủ Thiêm (quận 2) nhằm thực hiện kế hoạch của lãnh đạo thành phố sau khi Thanh tra Chính phủ có thông báo kết luận về việc giải quyết khiếu nại của người dân liên quan Khu ĐTM Thủ Thiêm.

Xã Hòa Bình: Người dân lao đao vì đất, đá đổ thải khi thi công đường 433

(HBĐT) - Nhìn đồng trên, xóm dưới nhuộm vàng vào mùa gặt, ông Vũ Văn Toàn ở xóm Máy 3, xã Hòa Bình (TP?Hòa Bình)?lại thở dài đến thắt ruột. Những năm trước, thời điểm này thóc lúa đã về nhà đầy rương, đầy bồ. Năm nào có bị mất mùa thì thóc lúa nhà ông cũng đủ cho vụ tới, chẳng mấy khi phải tính chuyện ăn đong. Vậy mà năm nay đã là năm thứ 4 liên tiếp nhà ông chẳng có hạt thóc nào về. Bởi lẽ, hầu như toàn bộ diện tích ruộng lúa của gia đình ông ở cánh đồng Ròi trù phú ngay cạnh con suối Voi đã bị đất, đá từ các bãi đổ thải thi công tuyến đường 433 tràn về theo nước lũ, vùi lấp hoàn toàn, không có khả năng phục hồi...

Gian nan phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Trong thời gian qua, BHXH huyện Đà Bắc đã chú trọng công tác phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bằng những giải pháp thiết thực, cụ thể. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế chưa phát triển, người dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của loại hình bảo hiểm có nhiều ưu việt này, nên công tác vận động tham gia BHXH tự nguyện còn gặp nhiều khó khăn…

Huyện Lương Sơn: 82% số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm tháng 10/2018, toàn huyện Lương Sơn có 15.198/18.464 hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 82%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục