(HBĐT) - Ngày 9/6, đoàn giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ gồm lãnh đạo  MTTQ tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Hội LHPN, Hội Nông dân, LĐLĐ tỉnh đã giám sát tại huyện Mai Châu và Tân Lạc.



Toàn cảnh buổi giám sát, kiểm tra tại huyện Mai Châu.

Tính đến thời điểm này, huyện Mai Châu đã chi trả cho 17.656 người thuộc các đối tượng người có công với cách mạng, đối tượng hưởng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, với tổng kinh phí là hơn 14,8 tỷ đồng. Hiện, huyện cũng đang chỉ đạo các địa phương tiến hành ra soát các đối tượng còn lại thuộc diện hưởng hỗ trợ theo nghị quyết số 42 của Chính phủ. Để đảm bảo công khai, đúng đối tượng, các địa phương đã thực hiện niêm yết danh sách các đối tượng được hưởng hỗ trợ tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa thôn bản để người dân biết, tham gia giám sát sớm phát hiện sai sót nếu có để kịp thời khắc phục, sửa chữa. Đến nay, huyện Mai Châu không có đơn thư khiếu nại của người dân liên quan đến việc rà soát, chi trả các đối tượng được hưởng hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp không ít khó khăn do một số đối tượng chưa được xác định rõ ràng, đặc biệt là các đối tượng thuộc nhóm người lao động. Tại một số địa phương vẫn còn hiện tượng bỏ sót đối tượng cụ thể một số hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ nhưng không có tên trong danh sách được hỗ trợ. Vẫn còn việc lập danh sách người không đúng đối tượng, trùng đối tượng nhưng đã kịp thời khắc phục.

Sau khi đi kiểm tra tại một số địa phương, đoàn giám sát đề nghị huyện Mai Châu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghiêm các quy định trong việc rà soát, thẩm định, chi trả các đối tượng. Tăng cường phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức đoàn thể trong việc giám sát, kiểm tra tại các địa phương đảm bảo chỉ trả đúng người, đúng đối tượng, tránh sai phạm trong quá trình thực hiện, đối với các trường hợp vi phạm cần xử lý nghiêm.

*Tại huyện Tân Lạc,đoàn giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CPcủa Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giám sát tại xã Phong Phú và UBND huyện.

Tính đến thời điểm này, huyện Tân Lạc đã chi trả với tổng kinh phí là hơn 26,5 tỷ đồng. Trong đó, chi trả cho các đối tượng: Người có công 601 người, đối tượng hưởng bảo trợ xã hội 2.507 người, người thuộc hộ nghèo 11.789 người, người thuộc hộ hộ cận nghèo 18.136 người. 

Số không chi trả là 537 người, gồm số người bị trùng, người đã chuyển đi, hoặc người đã chết. Số người tự nguyện không nhận: 81 người, số bổ xung danh sách hỗ trợ là 44 người. Đến nay, huyện Tân Lạc không có đơn thư khiếu nại của người dân liên quan đến việc rà soát, chi trả các đối tượng được hưởng hỗ trợ của Chính phủ.

Kết luận buổi giám sát, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh đề nghị huyện tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động đến Nhân dân để hiểu rõ về chính sách và đối tượng được nhận hỗ trợ. Quan tâm công tác phối hợp trên cơ sở có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể. Tích cực lập danh sách, thẩm định, xét duyệt đảm thời gian bảo chi trả theo kế hoạch...

 

Minh Tuấn


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục