(HBĐT) - Gia đình Sồng A Cang ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) vốn là hộ hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống chỉ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với cây ngô là chính. Tham gia mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa” do huyện triển khai, được hỗ trợ 3 con lợn sinh sản giống bản địa, sau gần 2 năm, đời sống gia đình Sồng A Cang từng bước khởi sắc.


Những năm qua, đời sống đồng bào dân tộc Mông xã Hang Kia (Mai Châu) từng bước được cải thiện, nâng cao. Ảnh: Người dân được tiếp cận, sử dụng internet ngay tại địa phương.

Từ 3 con lợn giống ban đầu được hỗ trợ, gia đình Sồng A Cang đã nhân rộng, duy trì phát triển đàn lợn lên hơn chục con. Đây được xem là nền tảng để gia đình Sồng A Cang từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo lập cuộc sống ổn định. Cũng như gia đình Sồng A Cang, nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn khác trong xã như Hàng A Bô, Phàng A Sồng, Sùng A Si... từng bước vươn lên thoát nghèo nhờ tham gia mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa”.

Không chỉ ở vùng đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò mà theo đồng chí Hà Tuấn Hải, Trưởng phòng Dân tộc huyện, thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), hộ nghèo vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được triển khai có hiệu quả trên địa bàn huyện. Nhờ đó, đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện ngày càng đi lên, có sự thay đổi rõ rệt. Bộ mặt nông thôn đổi mới, tốc độ phát triển kinh tế khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Những giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, bảo tồn, phát huy. Các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao chính sách đối với đồng bào DTTS.

Điều này được thể hiện, cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án như Chương trình 135 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân nghèo; xoá nhà tạm; tín dụng ưu đãi; hỗ trợ chuyển đổi nghề... Từ năm 2015 đến nay, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế các xã ĐBKK, huyện được hỗ trợ 11.675,216 triệu đồng cho 6.623 hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao đời sống người dân. "So với 5 năm trước, tính về thu nhập bình quân đầu người tăng gấp hơn 2 lần, từ 15 triệu đồng/người/năm lên 32 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 2,5 - 3%/năm. Trong đó, các xã thuộc vùng 135, ĐBKK đều có mức giảm ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 10%/năm như ở xã Pù Bin, Noong Luông (cũ), nay là xã Thành Sơn. Đáng nói, các hộ DTTS sau khi thoát nghèo có tỷ lệ tái nghèo thấp, đời sống cơ bản ổn định, bền vững” - đồng chí Hà Tuấn Hải nhấn mạnh.

Để đạt được những kết quả trên là do huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng các địa phương tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, lợi thế sẵn có. Đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đó, các xã vùng hồ tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng; vùng núi cao tập trung sản xuất rau an toàn, trồng các loại cây giá trị kinh tế cao như khoai sọ, tỏi tía.. Ở xã Thành Sơn, ngoài những cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao như tỏi tía, ngô nếp, thời gian qua đã đưa mô hình trồng rau bắp cải trái vụ vào sản xuất. Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 5 lần các loại cây trồng truyền thống ở địa phương như ngô, lạc, đậu... Hay ở Hang Kia, Pà Cò, ngoài mô hình trồng chè Shan tuyết, vài năm trở lại đây đã thực hiện thành công mô hình trồng củ cải và các loại rau sạch, chanh leo. Xã Mai Hạ thành công với mô hình trồng dưa hấu. Xã Mai Hịch có diện tích trồng rau an toàn ngày càng được mở rộng. Xã Xăm Khòe đưa mô hình trồng dưa Hàn Quốc và chăn nuôi lợn bản địa vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao...

Song song với đầu tư phát triển sản xuất, huyện đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, xa, ĐBKK. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn miền núi của huyện không ngừng được đổi mới, ngày càng nâng cao. Hệ thống đường giao thông nông thôn từ xóm đến trung tâm các xã có trên 90% được cứng hóa; trên 98% hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Tuy vậy, theo đồng chí Hà Tuấn Hải, thay đổi lớn nhất, quan trọng nhất trong đời sống đồng bào các dân tộc huyện Mai Châu đó chính là thay đổi về tư duy sản xuất, tư duy phát triển. Đến nay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà đã vươn lên, năng động, sáng tạo áp dụng KH-KT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục