(HBĐT) - Rà soát hộ nghèo, cận nghèo để có phương cách trợ giúp phù hợp. Huy động cả hệ thống chính trị chung tay giúp đỡ người nghèo… là những phần việc tỉnh đã triển khai, thực hiện khá tốt, tạo hiệu ứng tích cực trong lộ trình giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn.
Lãnh đạo UBND huyện và các đoàn thể, Hội Chữ thập đỏ trong lễ khai trương "Cửa hàng 0 đồng" tại xã Vân Sơn (Tân Lạc).
Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH đều có văn bản gửi các ngành thành viên Ban chỉ đạo các chương trình MTQG cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo. Theo đó, UBND các huyện, thành phố rà soát chỉ tiêu, kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, chú trọng rà soát các hộ có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo để có giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình giảm nghèo; triển khai thực hiện đồng bộ các dự án, chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường, dịch vụ xã hội cơ bản. Rà soát chính xác nguyên nhân dẫn đến nghèo của hộ nghèo, cận nghèo, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp giảm nghèo xác thực, phù hợp, hiệu quả. Phân công tổ chức, cá nhân theo dõi, giúp đỡ từng hộ với những việc làm cụ thể, thiết thực.
Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh chia sẻ: Thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tỉnh đã cụ thể hóa thành phong trào "Hòa Bình chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, đồng thuận hợp tác, trách nhiệm vì người nghèo. Từ phong trào lớn này, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, tổ chức CT-XH, doanh nghiệp... đẩy mạnh các hoạt động giúp đỡ, sẻ chia với người nghèo. Trong đó, Hội LHPN các cấp tích cực triển khai phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; xây dựng nhà mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo; giúp đỡ phụ nữ nghèo có địa chỉ, hộ phụ nữ thoát nghèo bền vững. Năm 2019, Hội LHPN phối hợp LĐLĐ, Đoàn Thanh niên các huyện, thành phố đồng loạt xây dựng và cho ra mắt các "Cửa hàng 0 đồng" để giúp đỡ, sẻ chia với những người dân có hoàn cảnh khó khăn. Hội Nông dân ngoài việc tín chấp cho hội viên vay giống, vốn, tập huấn kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, liên kết tiêu thụ sản phẩm... giúp hội viên phát triển kinh tế, các cơ sở Hội còn thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng quỹ "Mái ấm nông dân” để giúp những hội viên nghèo có nhà ở, lan tỏa, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của tổ chức Hội...
Với sự góp sức của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có trên 6.000 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Huy động được khoảng 6.000 tỷ đồng cho Chương trình GNBV (trong đó, kinh phí Nhà nước 973,83 tỷ đồng, còn lại là nguồn xã hội hóa).
Để khắc phục hậu quả do đại dịch Covid-19 gây ra, từ đầu quý II/2020, phong trảo "Đem yêu thương đến cho người nghèo” được nâng lên ở một cấp độ mới. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm cùng vào cuộc thực hiện những hoạt động thiết thực hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, lộ trình GNBV của tỉnh được giữ ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,38% (năm 2015) còn 8,56% (năm 2020), đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Cùng với những đổi thay và phát triển của cả nước, tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu của lực lượng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong tỉnh tiếp tục được khẳng định.
(HBĐT) - Được sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực và đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc nhằm giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có thêm điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) trong tỉnh không chỉ nêu gương sáng trong lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM, đời sống văn hóa ở khu dân cư... mà còn phát huy bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm sống, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Qua đó, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của NCT trong cộng đồng xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Với tinh thần "tương thân, tương ái”, bằng những việc làm thiết thực, những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, là cầu nối tin cậy để các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia hỗ trợ, giúp đỡ những người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Với mục tiêu phải đảm bảo an toàn và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội tỉnh luôn quan tâm thực hiện công tác bố trí ổn định dân cư cấp bách, lâu dài cho người dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Từ đó, nhiều ngôi làng tái định cư (TĐC) được quy hoạch khang trang, người dân yên tâm phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Ngày 24/9, tại Trạm dừng nghỉ Quốc lộ 6, thị trấn Mãn Đức, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động năm 2020. Tham gia phiên giao dịch có 25 doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề.