(HBĐT) - Nhằm bảo đảm quyền bình đẳng về quyền sử dụng đất (QSDĐ) của phụ nữ, tránh các tranh chấp về đất đai, tạo điều kiện để người phụ nữ được chủ động tham gia các hoạt động về KT-XH, năm 2020, Viện Tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) đã thực hiện dự án "Tăng cường kiến thức pháp luật và hỗ trợ pháp lý để đảm bảo quyền bình đẳng về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS)”.


Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tư vấn pháp luật về đất đai cho phụ nữ xã Chiềng Châu (Mai Châu).

Dự án đã tổ chức các hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về: đất đai, kỹ năng truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật cho cán bộ địa phương có nhiệm vụ tham mưu trong công tác quản lý đất đai và cán bộ tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở cấp huyện, xã. Các chuyên gia về lĩnh vực pháp luật đất đai, luật sư, cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước đã triển khai các chiến dịch truyền thông quy định pháp luật bình đẳng nam nữ về đất đai cho người dân ở các thôn, bản có tương tác thông qua trò chơi hỏi đáp, bài tập tình huống, đoạn video clip.

Từ câu chuyện về đất đai

 "Sau gần 30 năm lập gia đình, giờ mới có tên trong sổ đỏ”, đó là tâm sự của chị Vì Thị Oanh, một phụ nữ dân tộc Thái 50 tuổi ở xã Chiềng Châu (Mai Châu). Sau khi kết hôn, vợ chồng chị Oanh sống cùng bố mẹ chồng trên thửa đất ở của bố mẹ chồng. Thửa đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) năm 1998, diện tích 320 m2 và mang tên bố chồng. Vợ chồng chị cùng canh tác trên diện tích đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ năm 1997, tổng diện tích 4.252,7 m2 (gồm đất lúa, ao, màu), GCNQSDĐ nông nghiệp cũng mang tên bố chồng. Bố mẹ chồng chị Oanh có 5 người con đều đã lập gia đình và ở riêng. Mẹ chồng đã mất, bố chồng đã hơn 80 tuổi, tuy vậy, ông chưa chuyển tên trên GCNQSDĐ sang cho vợ chồng chị và cũng chưa có ý định viết di chúc để lại quyền sử dụng các thửa đất đó. Theo phong tục của dân tộc Thái, người con nào ở và chăm sóc ông bà, cha mẹ sẽ được thừa kế QSDĐ của ông bà, cha mẹ để lại mà không cần có di chúc. Trong thực tế đã xuất xuất hiện tình huống trước đây, khi đất chưa có giá trị, anh em trong gia đình rất hòa thuận trong việc phân chia thừa kế đất theo phong tục. Những năm gần đây, khi giá trị đất tăng do phát triển du lịch đã làm gia tăng các vụ việc tranh chấp về đất giữa anh chị em trong gia đình, khi bố mẹ chết không để lại di chúc và không thực hiện theo phong tục. Với hiện thực của gia đình mình, chị Oanh trăn trở làm sao để tránh được tình trạng  tranh chấp đất giữa anh chị em nhà chồng với gia đình mình trong tương lai.

Những trăn trở của chị Oanh đã được giải quyết sau khi chị tham gia hoạt động của dự án "Tăng cường kiến thức pháp luật và hỗ trợ pháp lý để đảm bảo quyền bình đẳng về đất đai của phụ nữ DTTS” do CISDOMA triển khai tại địa phương. Với những kiến thức được trang bị trong các khóa tập huấn, sự kiện truyền thông, chị đã bàn với anh em trong gia đình chồng cùng phối hợp thuyết phục bố chồng đồng ý làm hợp đồng tặng cho QSDĐ ở và đất nông nghiệp cho vợ chồng chị. Khi có hợp đồng tặng cho đất của bố chồng và biên bản phân chia di sản thừa kế QSDĐ từ phần của mẹ chồng được hưởng, vợ chồng chị đã gửi hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất đai huyện và đã được cấp GCNQSDĐ cho các thửa đất với tên hai vợ chồng chị. 

Tín hiệu tích cực từ dự án

Trường hợp như gia đình chị Oanh hiện nay còn phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là vùng nông thôn, miền núi nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Từ Luật Đất đai năm 2003 đã quy định tên của vợ và chồng được ghi trong GCNQSDĐ là tài sản chung của cả vợ và chồng, nhưng rất nhiều GCNQSDĐ được cấp trước thời điểm này được thực hiện là hộ gia đình và ghi tên đại diện trên giấy chứng nhận (GCN) là chủ hộ, trong khi thực tế chủ hộ thường là người chồng. Tình trạng ở một số địa phương, một số trường hợp chỉ người chồng đứng tên trên GCN thực hiện quyền của người sử dụng đất làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ. Người phụ nữ không được tham gia quyết định, định đoạt đối với QSDĐ ghi nhận trên GCN. Điều này còn dẫn đến tranh chấp giữa những người thân trong gia đình bên chồng vì GCNQSDĐ không có tên của người vợ.

Để tạo sự công bằng và khắc phục những tồn tại trên, Luật Đất đai năm 2013 quy định đối với trường hợp QSDĐ là tài sản chung của vợ và chồng mà GCN đã cấp chỉ ghi tên vợ hoặc chỉ ghi tên chồng thì được cấp đổi sang GCN ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ, đặc biệt ở vùng nông thôn miền núi chưa nhận thức đầy đủ về quyền và lợi ích khi mình được đứng tên trên GCNQSDĐ, tâm lý e ngại về thủ tục giấy tờ và chi phí cũng như yếu tố nhạy cảm về văn hóa - xã hội.

CISDOMA phối hợp với Hội LHPN tỉnh, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh và Phòng Tư pháp huyện Mai Châu trong việc tìm hiểu nhu cầu nâng cao nhận thức cho phụ nữ  DTTS trên địa bàn huyện về QSDĐ. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án "Tăng cường quyền đất đai của phụ nữ DTTS ở Việt Nam thông qua việc nâng cao nhận thức và hỗ trợ pháp lý” được tổ chức INKOTA tài trợ và CISDOMA quản lý trong thời gian từ năm 2020 - 2022. Dự án được thực hiện tại 6 xã: Xăm Khoè, Nà Phòn, Bao La, Đồng Tân, Mai Hịch, Chiềng Châu của huyện Mai Châu.

Hoạt động dự án đã triển khai theo đúng tiến độ, đạt được kết quả như kế hoạch đề ra. Dự án nhận được sự ủng hộ, quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương; sự tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của cán bộ chức năng của địa phương, cùng với sự phối hợp tốt giữa Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Phòng Tư pháp huyện Mai Châu trong việc triển khai các hoạt động dự án. Mục tiêu chung của dự án là phụ nữ DTTS khi tham gia dự án thực hiện thành công quyền tiếp cận với đất đai của mình khi có nhận thức đầy đủ; dịch vụ TGPL được cải thiện.

Để đạt được mục tiêu này, dự án tập trung nâng cao kỹ năng truyền thông, tư vấn, TGPL về quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ cho cán bộ Trung tâm TGPL Nhà nước và đội ngũ cán bộ chức năng cấp huyện, xã, trên cơ sở đó đội ngũ này sẽ triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn, TGPL cho người dân, đặc biệt là phụ nữ DTTS ở các địa phương.

Từ tháng 1/2020 đến nay, dự án đã tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 65 cán bộ Trung tâm TGPL Nhà nước và đội ngũ cán bộ chức năng cấp huyện, xã; tổ chức 24 sự kiện truyền thông cộng đồng cho gần 1.000 người tham gia, trong đó 80% là phụ nữ DTTS; tư vấn, TGPL cho trên 200 người dân, chủ yếu là phụ nữ DTTS được tư vấn, hỗ trợ giải quyết những vướng mắc về QSDĐ của gia đình mình như cấp mới, cấp đổi sổ đỏ; sang tên sổ đỏ do thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tranh chấp đất đai; vi phạm pháp luật đất đai.

Ông Vũ Thế Thường, quản lý dự án cho biết: Các hoạt động dự án được thực hiện đạt kết quả như kế hoạch đề ra, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương. Dự án đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của cán bộ chức năng các xã. Cùng với sự phối hợp tốt giữa Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Phòng Tư pháp huyện Mai Châu trong việc triển khai các hoạt động dự án. Với những kết quả đạt được tại huyện Mai Châu, mong đợi UBND huyện đưa nội dung quy định pháp luật liên quan đến bình đẳng nam nữ về QSDĐ vào kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm trên địa bàn huyện và triển khai xuống tất cả các xã. Đồng thời, kỳ vọng Hội LHPN phụ nữ tỉnh, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đưa nội dung TGPL cho phụ nữ liên quan đến QSDĐ vào kế hoạch hoạt động hàng năm của đơn vị.

 
Đinh Thắng

Tư vấn pháp lý về đất đai cho người dân

Lưu Văn Thường, Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh

Sau sự kiện truyền thông tại thôn, bản, người dân có vướng mắc về đất đai đã được tư vấn trực tiếp tìm hướng giải quyết và trợ giúp tiếp theo. Những vướng mắc của mỗi người dân và thông tin tư vấn hướng giải quyết được ghi chép trong phiếu tư vấn pháp lý. Phiếu này được đưa lại cho người dân kèm theo số điện thoại của chuyên gia, luật sư để liên lạc nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm.

Không chỉ dừng lại ở những sự kiện truyền thông, tư vấn lưu động theo chiến dịch mà cán bộ chức năng địa phương được đào tạo kiến thức, kỹ năng đã thực hiện việc tư vấn ban đầu, hướng dẫn tại chỗ, hòa giải và kết nối với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước với những trường hợp hòa giải không thành để trợ giúp trong quá trình tham gia tố tụng tại tòa án. Hoạt động của dự án đã tạo thêm kênh đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho người dân trong lĩnh vực đất đai, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số.

Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm kiến thức pháp luật

Hà Thị Ly, Trưởng phòng Tư pháp huyện Mai Châu

Mục tiêu của dự án là quyền về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Mai Châu được đảm bảo công bằng khi có nhận thức đầy đủ, dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí được cải thiện. Để đạt được mục tiêu này, dự án nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến bình đẳng nam nữ trong quyền sử dụng đất, kỹ năng truyền thông, tư vấn cho đội ngũ cán bộ chức năng các cấp, trên cơ sở đó đội ngũ này sẽ triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người dân, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Do đó, những hoạt động dự án của CISDOMA đang thực hiện đã góp phần thúc đẩy thực thi bình đẳng nam nữ về quyền sử dụng đất. Dự án tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức phát luật của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp phụ nữ có thêm kiến thức pháp luật về quyền sử dụng đất để thực hiện, bảo đảm đầy đủ quyền lợi của mình.

 



Các tin khác


Sôi động thị trường vàng ngày vía Thần Tài

(HBĐT) - Theo quan niệm dân gian của người Việt, mua vàng ngày vía Thần Tài sẽ mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng trong gia đình và công việc làm ăn. Vì vậy, ngày mùng 10 tháng Giêng năm nay, nhiều người dân đi mua vàng để đón vía Thần Tài.

Tết Nhâm Dần vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm và an toàn

(HBĐT) - Khép lại 9 ngày nghỉ Tết, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của T.Ư về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo tốt cho công tác an sinh xã hội; việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, lễ hội phù hợp, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.

Huyện Kim Bôi: Đa dạng giải pháp tạo việc làm mới cho lao động

(HBĐT) - Khắc phục và vượt lên những khó khăn, bất lợi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, huyện Kim Bôi vẫn thực hiện đạt 16/17 chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2021 đề ra. Kết quả trên có đóng góp không nhỏ của ngành LĐ-TB&XH với 3 chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,1%, đạt 125% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo 61%, đạt 100% kế hoạch; giải quyết việc làm mới cho 2.357 lao động, đạt 109% kế hoạch.

Khí thế mới trên các công trình trọng điểm

Ngay từ những ngày đầu xuân, công trường thi công các dự án trọng điểm trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đã rộn rã tiếng máy. Các kỹ sư, công nhân đã bắt tay ngay vào công việc để bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Công chức, viên chức tập trung ngay vào công việc sau kỳ nghỉ Tết

(HBĐT) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 9 ngày, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh quay trở lại công sở làm việc. Trung tâm Phục vụ hành chính công (TTPVHCC) tỉnh mở cửa trước 7h30’ ngày làm việc đầu tiên 7/2 và 19/19 công chức các sở, ngành tại 19 quầy giao dịch, cùng 8 công chức của Trung tâm đã có mặt đầy đủ. Cán bộ chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính và quy định phòng, chống dịch (PCD) bệnh. Công dân cũng được yêu cầu, hướng dẫn đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào giao dịch. Các lĩnh vực giao thông vận tải, tư pháp có đông công dân đến giao dịch trong 2 ngày làm việc đầu tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục