Theo đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành quy định mới sửa đổi điều kiện về trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chính thức được áp dụng từ ngày 15/2/2023.

Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Thông tư số 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, vừa được Bộ Y tế ban hành.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 18 đã sửa đổi các trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Cụ thể, ngoài trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội; người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.


Cán bộ BHXH giải quyết thủ tục hành chính cho người lao động.

Trong khi đó, quy định cũ tại Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT đang quy định các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm: Nhóm bệnh: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Các bệnh, tật ngoài các bệnh như trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Như vậy, theo quy định mới, người mắc bệnh ung thư, bại liệt... không cần kèm theo điều kiện như quy định cũ mà vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Riêng các bệnh, tật khác thì phải có đồng thời hai điều kiện: Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát/tự thực hiện các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày và phải có người theo dõi, giúp đỡ... hoàn toàn thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hiện nay người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc các trường hợp sau: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động đã đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người lao động ra nước ngoài để định cư; người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Người lao động gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Đón Tết cổ truyền cùng đồng bào công giáo

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 21 nghìn tín đồ Công giáo thuộc 6 giáo xứ, 54 giáo hội. Tín đồ Công giáo sống tập trung ở 72 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 6 nhà thờ xứ, 4 nhà thờ họ. Những năm qua, bà con giáo dân luôn sống "tốt đời đẹp đạo”, "kính Chúa yêu nước”. Người công giáo không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn vươn lên trong phát triển KT-XH. Với người Công giáo, năm mới được bắt đầu từ dịp Noel và tính theo lịch dương. Nhưng hòa trong dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc, Tết cổ truyền với đồng bào công giáo cũng có ý nghĩa rất đặc biệt.

Ấm lòng những món quà cuối năm

(HBĐT) - Ngồi gần cuối hội trường UBND xã  Chí Đạo, huyện Lạc Sơn trong buổi trao quà của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán 2023 là chị  Bùi Thị Tiên ở xóm Kho. Tôi muốn nhờ chị trả lời phỏng vấn nhưng chị bảo: Tôi không biết nói gì đâu. Lúc này tâm trạng rối bời. Hôm qua thấy có thông báo đến nhận quà của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thì tôi đang ở Bệnh viện 103 với con gái lớn. Con gái bị tai nạn giao thông nằm viện gần một tháng nay. Gia đình chỉ có 4 mẹ con nuôi nhau.

Chăm lo Tết cho các đối tượng bảo trợ xã hội

Theo Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), qua báo cáo tổng hợp, mức hỗ trợ từ ngân sách của các địa phương phổ biến cho các đối tượng bảo trợ xã hội từ mức 300.000 đồng - 500.000 đồng/đối tượng. Một số địa phương có điều kiện ngân sách như thành phố Hà Nội mức hỗ trợ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục