Ngay sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát vào cuối quý I/2022 tại Việt Nam, các nước cũng dần dỡ bỏ hạn chế về đi lại và có chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế, mở cửa lại nền kinh tế, khôi phục việc tiếp nhận lao động nước ngoài, đã tác động tích cực đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội kiểm tra tay nghề của người lao động trước khi sang làm việc tại Nhật Bản. (Ảnh MINH THẮNG)

Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội kiểm tra tay nghề của người lao động trước khi sang làm việc tại Nhật Bản. (Ảnh MINH THẮNG)

Trước tình hình đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhanh chóng chỉ đạo cơ quan chuyên môn kịp thời nắm bắt các chính sách, quy định mới về tiếp nhận lao động, thủ tục xét nghiệm, cách ly đối với người lao động mới sang làm việc; hướng dẫn doanh nghiệp trong các khâu tuyển chọn, đào tạo, tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, phù hợp với diễn biến dịch bệnh và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của nước sở tại; thúc đẩy đàm phán với các nước tiếp nhận lao động để ký kết thỏa thuận, biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động. Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, cả nước đã đưa 142.779 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có 48.835 lao động nữ), vượt xa mục tiêu đề ra, khi đạt 158,64% kế hoạch được giao (90.000 lao động), và bằng 316,87% so với số lượng lao động xuất cảnh của năm 2021 (45.058 lao động). Trong đó, một số thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và trọng điểm đều có dấu hiệu khởi sắc, như: Nhật Bản: 67.295 lao động (29.741 nữ); Ðài Loan (Trung Quốc): 58.598 lao động (17.689 nữ); Hàn Quốc: 9.968 lao động (454 nữ)…

Năm 2023, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành lao động-thương binh và xã hội. Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Tống Hải Nam cho biết: Cục sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được Chính phủ và Bộ giao đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Ðặc biệt, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định; hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia châu Âu trong các ngành nghề mới với công việc ổn định và thu nhập cao cho người lao động; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động…

Ðể chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động các nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm tất cả người lao động đều được tham gia các lớp giáo dục định hướng theo quy định về phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động; đẩy mạnh công tác kết nối các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm để tạo nguồn lao động có kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước. Ðồng thời, Cục tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo cho người lao động thông qua thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…; phối hợp cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cung cấp cho người dân, người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài những thông tin cần thiết. Qua đó, tăng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo kênh hợp pháp, hạn chế và ngăn ngừa hoạt động tiêu cực phát sinh trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bảo đảm người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, an toàn và hiệu quả.

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục