(HBĐT) - Xã Cuối Hạ (Kim Bôi) có 10 xóm, trong đó 4 xóm chưa có nhà văn hóa (NVH), việc tổ chức các hoạt động cộng đồng phải nhờ nhà ở của hộ dân. Những xóm còn lại được hỗ trợ xây dựng NVH, tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng, hiện đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Một số xóm tận dụng các điểm chi trường diện tích chỉ 20 m2 làm nơi sinh hoạt thôn, xóm.
Nhà văn hóa xóm Vọ, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) được tận dụng từ điểm chi trường tiểu học xuống cấp làm nơi sinh hoạt cộng đồng.
Khảo sát thực tế tại khu dân cư xóm Vọ, một trong những xóm chưa có NVH. Xóm tận dụng điểm chi trường tiểu học đặt trên địa bàn làm nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng, sinh hoạt, hội họp. Diện tích phòng chỉ khoảng 20 m2 được xây dựng từ năm 2006 đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Xóm Vọ hiện có 228 hộ dân với gần 1.100 nhân khẩu. Việc tổ chức các hoạt động cộng đồng tại điểm chi trường gây nhiều khó khăn, bất tiện. Cụ thể, đối với việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xóm phải trích nguồn kinh phí gần 2 triệu đồng để bắc rạp, thuê loa đài đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền đầy đủ, kịp thời thông tin đến Nhân dân. Đối với các buổi sinh hoạt xóm số lượng người ít hơn được tổ chức nhờ nhà ở của hộ dân.
Anh Bùi Thế Anh, Trưởng xóm Vọ cho biết: "Việc tận dụng điểm chi trường tiểu học để tổ chức các hoạt động cộng đồng gây nhiều bất tiện cho Nhân dân. Do số lượng dân đông, diện tích phòng không đảm bảo, xóm phải phân chia các cụm dân cư, bố trí thời gian phù hợp. Cùng một nội dung sinh hoạt nhưng xóm phải triển khai 3 - 4 lần mới đảm bảo tuyên truyền đến toàn thể Nhân dân”.
Anh Bùi Đức Thảo, xóm Pang chia sẻ: "NVH xóm được xây dựng từ trước năm 2010 nên nhiều hạng mục công trình đã hư hỏng (cánh cửa xập xệ, tường bong tróc, nền gạch sụt lún nghiêm trọng…). Để tạm thời khắc phục khó khăn, Nhân dân đã huy động nguồn kinh phí mua vật liệu xây dựng, đóng góp ngày công tu sửa nhằm đảm bảo chất lượng tổ chức các hoạt động cộng đồng”.
Xã Cuối Hạ có 1.770 hộ với trên 8.000 nhân khẩu, sinh sống tại 10 xóm. Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư đông đúc, nhu cầu tổ chức các hoạt động cộng đồng của Nhân dân lớn. Theo rà soát, toàn xã có 4/10 xóm chưa xây dựng được NVH, trong 6 xóm có NVH chỉ có 2 NVH xóm Má Mư, Thông được Nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng nhưng vẫn chưa đạt chuẩn nông thôn mới. Còn lại một số NVH được xây dựng từ nguồn lực huy động Nhân dân đóng góp hoặc tận dụng các điểm chi trường tại các xóm trên địa bàn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là NVH xây dựng đã lâu nên hầu hết đều xuống cấp, diện tích chỉ đạt từ 20 - 25 m2, không đủ sức chứa khi xóm tổ chức hội họp.
Thực trạng thiếu NVH tại các xóm ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sinh hoạt, hội họp của người dân, không thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; việc thuê phông rạp để phục vụ các sự kiện của xóm, tu sửa NVH… đều phải huy động nguồn kinh phí từ Nhân dân.
Đồng chí Bùi Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: "Thực tế cho thấy, thiếu NVH ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt động cộng đồng của Nhân dân các thôn, xóm. Việc xây dựng NVH cần nguồn kinh phí lớn, địa phương không đáp ứng được. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nguồn lực để đầu tư, tu sửa, xây dựng NVH. Huy động nguồn lực xã hội hóa từ Nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công. Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn, sử dụng và phát huy hiệu quả các công trình NVH”.
(HBĐT) - Theo Ủy ban MTTQ tỉnh, để đảm bảo mọi người, mọi nhà đều có Tết, Ban Quản lý Quỹ vì người nghèo đã vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng đồng hành với chương trình chăm lo Tết cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Từ sáng sớm ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng giêng), đông đảo người dân trên địa bàn TP Hoà Bình đã đổ xô đi mua vàng cầu may mắn. Các sản phẩm vàng nhẫn tròn trơn và vàng miếng, linh vật mèo vàng được người dân quan tâm, mua nhiều nhất.
(HBĐT) - Những năm qua, Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Tân Vinh (Lương Sơn) tập trung chỉ đạo, điều hành, triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển KT-XH. Chính vì vậy, Tân Vinh đã thực hiện nhanh việc khôi phục, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống nhân dân theo hướng bền vững.
(HBĐT) - Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc vừa tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động tại lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Xóm Chao Khạ, xã Tây Phong (Cao Phong) 99% là người dân tộc Dao. Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa rộng rãi, những ngôi nhà khang trang, vườn cam, mía, sả… cùng nụ cười rộn rã của người dân cho thấy cuộc sống đã đổi thay, tràn ngập niềm vui trong mùa xuân mới.
(HBĐT) - Công ty TNHH GGS Việt Nam, khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thuộc ngành dệt may. Công ty có trên 700 lao động, trên 80% là lao động nữ. Ngay sau khi đi vào hoạt động, công ty đã thành lập và ra mắt Công đoàn cơ sở nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ). Công ty chú trọng xây dựng, cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.