(HBĐT) - Ngày 28/2, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).



Quang cảnh hội nghị. 

Hội thảo đã lấy ý kiến về 9 vấn đề trọng tâm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ); thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình SDĐ.

Cùng với đó, đại biểu đã thảo luận các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của phụ nữ với vai trò là người SDĐ; quyền, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan đến việc quản lý và SDĐ; trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; về người SDĐ. Một số nội dung đặc thù tại địa phương mà hội viên, phụ nữ quan tâm.

Các đại biểu cơ bản nhất trí về chủ trương sửa đổi Luật Đất đai; đóng góp một số ý kiến liên quan, như: Cần rà soát đồng bộ để thống nhất quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản; có sự điều chỉnh tại dự thảo để phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản; quy định cụ thể việc chuyển đổi mục đích SDĐ, thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; nguyên tắc định giá đất; quy định quản lý, sử dụng các loại đất; thu ngắn thời hạn tranh chấp đất đai... 
Đặc biệt, liên quan đến vấn đề cấp GCNQSDĐ mang tên cả vợ và chồng, Luật Đất đai 2013 quy định cả vợ và chồng cùng đứng tên trên GCN đã làm tăng tỷ lệ GCN có cả tên vợ và chồng, đảm bảo quyền của phụ nữ nói riêng và quyền của người SDĐ nói chung, tạo cơ hội cho phụ nữ chủ động tham gia các hoạt động KT-XH. Song trên thực tế, việc cấp GCN với hộ gia đình và đối tượng là vợ và chồng có chung quyền SDĐ mà mới có tên người chồng vẫn còn nhiều. Nguyên nhân do nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế trong triển khai cấp đổi, người dân không nắm rõ các quy định pháp luật để có yêu cầu cấp đổi. Cộng thêm, khoản 4, Điều 98, Luật Đất đai 2013 quy định "Việc cấp đổi GCN đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang GCNQSDĐ để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu”; được giữ nguyên tại khoản 4, Điều 143, dự thảo Luật Đất đai. Pháp luật cũng không có cơ chế bắt buộc phải đổi GCN, vô hình chung làm mất ý nghĩa của quy định cấp GCNQSDĐ phải ghi tên của họ, tên vợ và họ, tên chồng. Do đó, đa số  đại biểu đồng thuận với việc nên quy định theo hướng cấp đổi GCN đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng sang GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là trách nhiệm của Chính phủ, không thể xuất phát từ yêu cầu của người dân. Cụ thể, là sửa khoản 4, Điều 143 dự thảo Luật.

Đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến đóng góp của đại biểu để gửi tới các cơ quan chức năng.

H.D

Các tin khác


Xem xét điều chỉnh một số nội dung về nông, lâm nghiệp cho phù hợp, đồng bộ

(HBĐT) - Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), về cơ bản, Sở NN&PTNT nhất trí với dự thảo Luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành, sở tập trung góp ý một số nội dung sau:

Cần quy định rõ hơn về thu hồi đất, tài chính đất đai và chính sách đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-STNMT về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều cán bộ ngành đã có ý kiến đóng góp sâu sắc vào dự thảo Luật, tập trung vào các nội dung quy định về thu hồi đất (THĐ), tài chính đất đai và chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).

Huyện Kim Bôi: Nhiều ý kiến sát thực góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Kim Bôi đã phối hợp thông tin tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về sửa đổi Luật Đất đai để mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Bằng các hình thức lấy ý kiến như góp ý trực tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử, tổ chức hội nghị, hội thảo, MTTQ huyện đã tổng hợp được 2.239 lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

(HBĐT) - Ngày 7/3, Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với 63 điểm cầu HND các tỉnh, thành phố. Chủ trì hội nghị tại điểm cầu T.Ư Hội có các đồng chí: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lương Quốc Đoàn, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư HND Việt Nam; Lê Thị Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ TN&MT. Tại điểm cầu HND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một dự án tồn tại 2 cơ chế bồi thường sẽ rất phức tạp

Theo ông Ngô Sách Thực, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một dự án có hai cơ chế bồi thường như trong dự thảo Luật Đất đai sẽ phát sinh nhiều khó khăn, phức tạp trong triển khai thực tế.

Xem xét điều chỉnh một số nội dung nhằm hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi)

(HBĐT) - Sau khi tiếp cận với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tôi thấy dự thảo luật được soạn thảo công phu, mang tính lý luận và thực tiễn, có tính khả thi. Dự thảo luật đã tiếp cận, sửa đổi những bất cập, tồn tại, hạn chế trong Luật Đất đai năm 2013. Tôi cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), xin góp một số ý kiến như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục