(HBĐT) - Về các xã: Sào Báy, Nam Thượng, Vĩnh Đồng... huyện Kim Bôi những ngày này, chúng tôi dễ dàng bắt gặp nụ cười của nông dân trồng dưa chuột. Ðang thời điểm thu hoạch, cứ thống nhất giá xong là tư thương hái, cân, thanh toán tại chỗ với giá cao. Dọc đường 12B cũng tấp nập người qua lại để mua dưa chuột đầu vụ.


Thời điểm này, dưa chuột được bày bán nhiều ở ven đường 12B với sức tiêu thụ khá. Ảnh chụp tại địa bàn xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Vừa hái xong mấy luống dưa chuột cho tư thương đặt hàng, ông Bùi Văn Thạch, thôn Nam Bái, xã Nam Thượng cho biết: Nhận thấy giá trị kinh tế của dưa chuột nếp cao hơn hẳn so với cây lúa và một số cây màu, rau đậu nên từ nhiều năm nay, gia đình tôi đã chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng dưa chuột. Trồng dưa chuột không khó nhưng phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Với diện tích trồng dưa chuột gần 4.000 m2, gia đình trồng 1 vụ dưa chuột vào vụ xuân, sau đó trồng lặc lày. Năm nay, thời tiết tiếp tục ủng hộ nên vườn dưa sai, đều quả. Đầu vụ thu hoạch, tư thương tới thu mua với giá khá cao. Gia đình tôi đã bán được trên 1/3 diện tích dưa chuột nếp với giá tại vườn từ 8.000 -10.000 đồng/kg. Số dưa được đem ra bán lẻ tại chợ cũng được giá từ 12.000 -15.000 đồng/kg.

Trên cánh đồng dưa chuột tại xã Kim Lập (Kim Bôi), chúng tôi gặp chị Bùi Thị Thư. Gia đình chị bận rộn hơn ngày thường bởi dưa đã vào vụ thu hoạch. Theo chị, dưa chuột nếp Kim Bôi nhiều năm nay được nhiều người tiêu dùng địa phương cũng như các huyện, tỉnh, thành phố ưa chuộng. Được thu hoạch đúng thời gian nên quả dưa to vừa phải, giòn, ngọt và có vị thơm đặc trưng. Hơn nữa, trình độ thâm canh của các hộ ngày một nâng lên. Hộ nào cũng chú ý các khâu từ làm đất, phòng bệnh đến áp dụng phương pháp chăm sóc an toàn để quả phát triển tốt và đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Có lẽ cùng vì thế mà những năm gần đây, giá dưa chuột ở Kim Bôi khá ổn định.

Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ thu hoạch, trên các vùng trồng dưa chuột ở Kim Bôi lại tấp nập xe vào ra. Không chỉ từ TP Hoà Bình, tư thương từ nhiều địa phương như Hà Nam, Ninh Bình và Hà Nội cũng đến tận nơi để thu mua. Ngoài số dưa được chọn mua tận vườn, nông dân cũng đưa đi bán lẻ dọc đường 12B. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Bởi dưa chuột nếp là giống cây truyền thống của địa phương, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên những năm gần đây, huyện khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, rau, màu kém hiệu quả sang loại cây này. Bên cạnh đó, để sản phẩm khi thu hoạch đảm bảo luôn sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, hàng năm, huyện phối hợp với các ngành, đơn vị chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho nông dân; xây dựng, thành lập các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn; phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tư vấn và chứng nhận quy trình VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ cho các hộ sản xuất có nhu cầu. Đồng thời, hướng dẫn người dân cách tận dụng những tiện ích của công nghệ, tiêu thụ dưa hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội zalo, facebook...

Năm nay, toàn huyện Kim Bôi có tổng diện tích trồng dưa chuột khoảng 232 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Vĩnh Đồng, Đú Sáng, Sào Báy, Nam Thượng, Kim Lập... Thời điểm này, trên 40% diện tích dưa chuột toàn huyện đã được thu hoạch. Dự kiến, khi kết thúc vụ, tổng sản lượng dưa chuột của huyện đạt khoảng 4,5 nghìn tấn.


T.H

Các tin khác


 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Rõ hơn nữa quy định về thẩm địnhphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(HBĐT) - Triển khai kế hoạch của UBND tỉnh về việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, từ cuối tháng 2, Sở Xây dựng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến dự thảo Luật thông qua trang thông tin điện tử của Sở, hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, đồng thời lồng ghép trong các cuộc giao ban, sinh hoạt chi bộ, nhóm zalo nội bộ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở.

Xem xét điều chỉnh một số nội dung về nông, lâm nghiệp cho phù hợp, đồng bộ

(HBĐT) - Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), về cơ bản, Sở NN&PTNT nhất trí với dự thảo Luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành, sở tập trung góp ý một số nội dung sau:

Cần quy định rõ hơn về thu hồi đất, tài chính đất đai và chính sách đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-STNMT về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều cán bộ ngành đã có ý kiến đóng góp sâu sắc vào dự thảo Luật, tập trung vào các nội dung quy định về thu hồi đất (THĐ), tài chính đất đai và chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).

Huyện Kim Bôi: Nhiều ý kiến sát thực góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Kim Bôi đã phối hợp thông tin tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về sửa đổi Luật Đất đai để mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Bằng các hình thức lấy ý kiến như góp ý trực tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử, tổ chức hội nghị, hội thảo, MTTQ huyện đã tổng hợp được 2.239 lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục