(HBĐT) - Theo thống kê, toàn tỉnh có 13.226,87 ha đất do 6 công ty nông - lâm nghiệp (NLN) quản lý. Việc quản lý, SDĐ của các công ty có nhiều khó khăn, vướng mắc như: hiệu quả quản lý không cao, còn xảy ra tình trạng SDĐ không đúng mục đích... 

Nhiều khó khăn trong công tác quản lý

Trại chăn nuôi lợn của ông Bùi Văn Xiến, trú tại khu Bãi, thị trấn Bo (Kim Bôi) được xây dựng trên diện tích 26.370 m2 tại xóm Phố Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Toàn bộ diện tích đất này do ông Xiến nhận và ký hợp đồng giao khoán để sản xuất, trồng cây nông nghiệp với Công ty TNHH MTV Thanh Hà (trước đây là Nông trường Thanh Hà). Tuy nhiên, việc hộ dân nhận hợp đồng giao khoán sử dụng đất (SDĐ) tự ý chuyển mục đích SDĐ nhưng đơn vị chủ quản lại không hề biết... Hoặc do chưa xác định được ranh giới rõ ràng nên một số hộ dân xã Thanh Hối lấn chiếm đất thuộc quản lý của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình tại Lâm trường Tân Lạc, xảy ra từ năm 2008 đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm... Đó chỉ là hai trong nhiều vụ việc liên quan đến công tác quản lý, SDĐ nông - lâm trường (NLT) trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

 


Người dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) nhận khoán đất sản xuất với Nông trường Sông Bôi để trồng chè.

Xác định việc quản lý đất đai đối với đất có nguồn gốc NLT là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thành phố tăng cường hiệu lực quản lý; nâng cao hiệu quả SDĐ có nguồn gốc từ NLT nhằm giải quyết dứt điểm những khó khăn, nâng cao hiệu quả SDĐ, chấm dứt tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.

Theo thống kê, toàn tỉnh có 13.226,87 ha đất do 6 công ty nông - lâm nghiệp (NLN) quản lý. Việc quản lý, SDĐ của các công ty có nhiều khó khăn, vướng mắc như: hiệu quả quản lý không cao, còn xảy ra tình trạng SDĐ không đúng mục đích... Khó khăn lớn nhất vẫn là thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các hộ SDĐ có nguồn gốc từ NLT tại các huyện, thành phố. Như tại huyện Lạc Thủy, đất của Nông trường Sông Bôi được giao quản lý nhưng đã để khoảng 1.700 hộ dân là công nhân nông trường sử dụng làm nhà ở tại 7 xã từ trước ngày 1/7/2004. Các trường hợp này khi làm thủ tục công nhận quyền SDĐ, cấp GCNQSDĐ theo quy định tại khoản 2, Điều 6 và Điều 7, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP thì phải nộp tiền SDĐ đối với diện tích trong hạn mức đất ở theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các thủ tục cấp GCNQSDĐ, các hộ chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và có đơn đề nghị được miễn nộp tiền SDĐ. Vướng mắc nêu trên đã ảnh hưởng tới công tác lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ và công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với diện tích đất do nông trường bàn giao cho địa phương quản lý. Việc này cũng phát sinh khiếu nại trong nhiều năm.

Ngoài vấn đề về cấp GCNQSDĐ, công tác quản lý đất có nguồn gốc NLT trên địa bàn tỉnh còn một số vướng mắc. Một số vị trí chưa thống nhất được ranh giới, diện tích giữ lại và trả về địa phương giữa Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội, Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình với Nhân dân ở huyện Lương Sơn và TP Hòa Bình. Trong đó, các công ty NLN chưa thực hiện được việc bóc tách diện tích sử dụng cho các mục đích như diện tích cho thuê, diện tích không phải thuê đất để làm căn cứ ký hợp đồng thuê đất; chưa rà soát, thống nhất được ranh giới, mốc giới SDĐ với chính quyền địa phương ở một số điểm đang chồng lấn, tranh chấp...

Tháo gỡ khó khăn, hướng đến quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất

Theo đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các cơ quan, đơn vị chưa tập trung, sâu sát trong công tác quản lý, SDĐ NLT. Hơn nữa, đây cũng là những vấn đề do lịch sử để lại. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, vướng mắc này là do việc buông lỏng quản lý trong một thời gian dài tại một số địa phương và các NLT. Dẫn đến nhiều diện tích đất khó xác định được đối tượng sử dụng do mua bán, chuyển nhượng nhiều lần; nhiều trường hợp xây dựng nhà ở trái phép, không phù hợp với quy hoạch nên việc cấp GCNQSDĐ gặp khó khăn, chậm thực hiện việc cấp GCNQSDĐ ở đối với đất có nguồn gốc NLT...

Xuất phát từ thực tế trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT lập đề án "Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các NLT quốc doanh hiện do các công ty NLN không thuộc diện sắp xếp lại, Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” theo Nghị định số 118/ 2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty NLN; Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 4/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, SDĐ có nguồn gốc NLT. Nhằm mục tiêu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thống kê chi tiết thực trạng, hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, pháp lý; kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật; xử lý các vi phạm... hướng đến quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả SDĐ; hạn chế, ngăn ngừa tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất, bảo đảm việc quản lý, SDĐ theo đúng quy định của pháp luật.

Để triển khai thực hiện hiệu quả đề án, UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ TN&MT đề xuất Chính phủ quy định nội dung công nhận quyền SDĐ, cấp GCNQSDĐ cho các hộ đang sử dụng ổn định đối với đất có nguồn gốc từ các NLT sử dụng ổn định, lâu dài theo Nghị định số 01/NĐ-CP, ngày 4/1/1995, Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, ngày 8/11/2005 và các nghị định sửa đổi về quản lý đất NLT quốc doanh vào mục đích nông nghiệp theo hạn mức và quy định của địa phương; đề nghị Bộ TN&MT xem xét, hướng dẫn, xử lý đối với trường hợp diện tích đất của các công ty NLN đã bàn giao về cho địa phương quản lý, nhưng các hộ gia đình, cá nhân đã xây dựng công trình, nhà ở...

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 9 huyện, thành phố có quỹ đất NLT trả về cho địa phương quản lý khoảng 14.157,35 ha đã được UBND tỉnh rà soát, đo đạc, lập bản đồ địa chính. Tuy nhiên, "để hoàn thành công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính gắn với đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất có nguồn gốc đất NLT cần phải có khoản kinh phí lớn. Là tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp nên chưa bố trí được kinh phí để thực hiện nhiệm vụ trên. Do vậy, đề nghị Bộ TN&MT đề xuất Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí để tỉnh hoàn thành nhiệm vụ”, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Mai Hạ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015, xã Mai Hạ (Mai Châu) tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí để xây dựng xã NTM nâng cao.

Khởi sắc bức tranh nông thôn mới

Từ Nghị quyết số 02, ngày 7/6/2011 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết 02) đã tạo những đột phá, "vẽ” nên bức tranh tươi sáng trên mảnh đất cửa ngõ Thủ đô.

Xã Lỗ Sơn: Nghị quyết về công tác dân tộc góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030. Qua đó từng bước giúp xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn và đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Xã Mỹ Hòa: Đồng thuận xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Với sự đồng thuận của người dân và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tháng 12/2020, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp, thi đua xây dựng quê hương, phát triển KT-XH bền vững, hoàn thiện các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao vào năm 2025 theo lộ trình đã đề ra.

Xã Ngọc Mỹ vượt khó xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) mới đạt 4 tiêu chí. Sau 11 năm, xã đã hoàn thành chương trình XDNTM.

Xóm Hải Phong – miền quê tươi đẹp

(HBĐT) - Từ một làng quê nghèo, xóm Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã vươn lên trở thành miền quê tươi đẹp...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục