Xã Tiền Phong (Đà Bắc) địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt. Xã có 7 xóm (Nà Mát, Phiến, Đức Phong, Đoàn Kết, Điêng Lựng, Túp, Cò Xa) đều thuộc vùng hồ, nguồn sống của người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Cuộc sống người dân còn khó khăn nên xây dựng nông thôn mới (NTM) là thách thức lớn đối với cán bộ và nhân dân trong xã. Nhiều năm nay, xã tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, huyện nỗ lực vượt khó, phấn đạt chuẩn NTM vào năm 2025.
Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn (KTNT) là tiêu chí khó. Song lại có ý nghĩa quan trọng vì là tiêu chí có vai trò động lực, thúc đẩy các tiêu chí khác và thể hiện rõ mục tiêu "để đời sống của người dân thực sự được nâng lên”. Với tinh thần đó, các cấp, ngành trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả. Từ đó, tạo bước chuyển về tổ chức sản xuất và phát triển KTNT, nhất là ở các địa bàn khó khăn.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Do đó, sau khi đạt chuẩn NTM, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) tiếp tục tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân; xây dựng cảnh quan môi trường "sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn”; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quốc phòng - an ninh được bảo đảm.
Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong, trong 10 tháng năm 2024, đơn vị đã giải ngân vốn vay của 10 chương trình tín dụng chính sách. Doanh số cho vay đạt hơn 89,6 tỷ đồng, với 1.802 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Trong đó, tập trung vào các chương trình như: cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn (trên 30 tỷ đồng), giải quyết việc làm (22,5 tỷ đồng), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (gần 12,9 tỷ đồng), hộ nghèo (hơn 9 tỷ đồng).
Huyện Lạc Sơn xác định xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nhằm tạo ra vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng đồng bộ, sản xuất từng bước phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ, tính dân chủ trong XDNTM được phát huy. Năm 2024, các xã trên địa bàn huyện tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn các tiêu chí theo bộ tiêu chí xã NTM, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Năm 2024, chương trình Du lịch phát triển nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư, hỗ trợ, trọng tâm là tập trung xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, sản phẩm lưu niệm, nội thất, trang trí về lĩnh vực du lịch trong chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Ngay sau khi Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Tỉnh uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã lãnh đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Năm 2016, Cư Yên là 1 trong 3 xã của huyện Lương Sơn được chọn về đích trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân, Cư Yên trở thành xã thứ 7 của huyện Lương Sơn cán đích NTM.
Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lạc Sơn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia của các tầng lớp nhân dân. Huyện phát huy hiệu quả vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai hiệu quả các phong trào thi đua xây dựng NTM.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng NTM nâng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thời gian qua, tỉnh Hoà Bình quan tâm dành nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; ưu tiên phát triển, nâng cấp các đài truyền thanh xã có cụm loa hoạt động đến thôn; tăng cường phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện; phát triển, duy trì các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính.
Từ các nguồn lực đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã góp phần quan trọng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Cao Phong.
Tính đến tháng 10/2024, huyện Mai Châu có 7/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Mai Hạ, Chiềng Châu, Tòng Đậu, Vạn Mai, Xăm Khòe, Mai Hịch, Bao La, chiếm 47% số xã trong huyện. Trong đó, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Chiềng Châu, Mai Hạ) theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020; 6 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 5 vườn mẫu. Việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân nông thôn.
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào tháng 9/2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Lập (Lạc Sơn) bắt tay thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao. Xác định đây là sự nghiệp của toàn dân, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã đã thể hiện vai trò, tham gia tích cực.
Những năm qua, huyện Tân Lạc quan tâm nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân nông thôn nhưng vẫn giữ được văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Huyện phát triển văn hóa nông thôn theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc, góp phần thực hiện các tiêu chí về văn hóa trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).