(HBĐT) -Trên thực tế, lang - đạo nhất là lang kun chúa đất có những đặc quyền như sau:

 

Là no  - làm no: Các lang kun ở làng Mường Chiềng có nhiều đất ruộng, song ở các làng trại lang vẫn có ruộng của mình ở đó, thường là các thửa ruộng bằng phẳng, rộng rãi và rất thuận nước tưới tiêu. Các ruộng này được người Mường gọi là: Nà no lang (ruộng no của lang). Do nắm giữ nhiều ruộng đất, trong khi đó, số nhân khẩu trong nhà lang - đạo lại có ít, do đó để có nhân công lao động làm ra sản phẩm trên ruộng đất của mình, nhà lang thực hiện chế độ làm xâu, làm no cho lang. Các ruộng no này do các ậu chăm nom quản lý và điều hành việc canh tác, thu hoa lợi về cho lang. Người dân tại các mường đó mang trâu, bò, công sức của mình để cày cấy, đến lúc thu hoạch mang về cho nhà lang. Có một số nơi lang cho "khoán gọn” cho một số chức sắc nào đó tổ chức dân mường đi làm, sau đó thu hoa lợi nộp một phần nào đó cho nhà lang theo kiểu thu phần trăm, đó là một dạng phát canh thu tô, cách mà Trần Từ đã mô tả trong công trình ruộng lang.   

Là xâw - làm xâu: Đất ruộng cấy của lang kun ở cánh đồng Mường Chiềng ngay cả người Mường Chiềng cũng không đủ nhân lực, công sức nên phát sinh ra tục làm xâu, tức là dân Mường ở các làng Mường trại phải mang trâu, bò, cày, bừa và cả nhân lực bỏ sức ra đi làm ruộng, cày, cấy, thu hoạch... cho lang. Đây gọi là đi làm xâu. 

Đi phiên  - đi phiên: Không chỉ phải làm ruộng cày, cấy cho lang, trong các nhà lang kun còn có rất nhiều công việc khác như dựng nhà, sửa nhà, rào dậu, canh cổng, chặt cây, đám cưới, đám ma, đắp mường, đóng bai xe nước... tất cả những việc đó dân các mường phải làm. Việc cắt cử luân phiên các làng mường này, làng mường khác được các ậu phân ra từng phiên, từng mường. Chức sắc trong các mường lại phân cắt phiên tới từng nhà nóc. Hình thức lao công tạp dịch loại này được gọi là đi làm phiên cho nhà lang.   

Thu lụch - thu lụt: là một hình thức lang - đạo chiếm đoạt tài sản của người dân theo dạng ăn cướp trắng trợn. Hình thức rất đau thương, tàn khốc. Trong lãnh địa nhà lang nếu có nhà ai đó không đẻ được con trai nỗi dõi hoặc chỉ đẻ được con gái, khi cha mẹ nhà đó chết đi, toàn bộ tài sản, nhà cửa, ruộng vườn, đất đai sẽ bị nhà lang thu trắng.   

Tệ thu lụt trước nhằm mục đích khuyến khích các nhà nóc đẻ con trai với mục đích có thêm suất đinh để lo bảo vệ mường, sau biến thái thành một loại hủ tục do nhà lang lộng quyền dựa cơ để cướp của dân nghèo. 

"Những gia đình nông dân khi qua đời không có con trai nối dõi bị lang thu tài sản theo phương thức kuố đồng chiê ba, của nhà chiê đôi (của đồng chia ba, của nhà chia đôi). Sau đó còn phải mang lễ vật, bao gồm con lợn 4 chít (khoảng 40 kg), 100 đấu gạo, 1 chum rượu và phải lạy trước bàn thờ tổ tiên nhà lang mới được công nhận xong tội vạ không có con trai. Riêng Quách Hàm (lang kun Mường Vang) đã thu lụt của 18 gia đình, chiếm 1.208 bó mạ tư điền. Lang đạo Quách Thấm (em trai Quách Hàm) thu lụt nhà bà Bùi Thị Ri chiếm đoạt 530 bó mạ tư điền vì tội không có con trai nối dõi..." (Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Sơn - tập I - Huyện ủy Lạc Sơn xuất bản năm 1996).

Phat wa - phạt vạ: Phạt vạ là một đặc quyền của nhà lang, với người dân chỉ cần có chút lỗi nhỏ với nhà lang đều bị lang bắt phạt vạ, nhẹ thì thu gà, lợn, nặng thì thu trâu, bò hoặc ruộng đất... Các tội như: trộm cắp, chửa hoang, vi phạm việc bảo vệ rừng, đánh cá các vùng sông, suối bị cấm... hay những vi phạm rất nhỏ, rất phi lý cũng bị lang bắt phạt vạ.   

"Gia đình ông Bùi Văn Kiệt, Bùi Văn Nhung, xóm Vó, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn chẳng may con gái hoang thai, bị lang kun Mường Vó là Quách Miễn bắt nộp đủ 27 con trâu, bò, bị thu lụt hết tài sản và 4.330 bó mạ tư điền” (Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Sơn” - tập I - Huyện ủy Lạc Sơn xuất bản năm 1996). 

Những chuyện phạt vạ xảy ra không hiếm trong xứ Mường dưới chế độ lang - đạo trước cách mạng tháng 8/1945. 

Cách phạt vạ như trên không theo một quy định nào, mức độ phạt rất tùy tiện... đều xuất phát từ miệng của lang và các chức sắc giúp việc cho lang đều rất nặng nề. 

ăn lề - ăn lề: Đây là một dạng thu phí của nhà lang. Hình thức thu phí có các dạng sau: 

- Nhà ai có người chết muốn tổ chức tang lễ phải có trâu, bò làm mo mới được phép tổ chức làm tang lễ. Khi mổ trâu, bò, lợn... đều phải biếu lang toàn bộ một đùi kể cả da, xương, thịt, chân... Kèm theo đó có một mâm biếu, trên mâm mỗi một bộ phận thịt con vật phải có đủ: Trâu 9 miếng, bò 7 miếng, lợn 5 miếng... Nếu thiếu lang sẽ phạt vạ, nếu thiếu miếng thịt trâu phạt bằng trâu, cũng như thế đối với bò và lợn. 

- Bất cứ ai đi rừng săn được con thú gì như: hươu, nai, hoẵng... đều phải biếu nhà lang một đùi kể cả da, xương, thịt, chân...  

Kóp kuố  - đóng góp của cải: Khi nhà lang có việc làm nhà mới, cưới xin hay tang ma, dân Mường đều phải góp của cung phụng, góp công sức hầu hạ và làm việc cật lực cho nhà lang. Cụ thể "Lang kun Quách Hàm cưới vợ mỗi nhà góp 2 tấm bánh dày và một đồng bạc thật. Bố Hàm chết, dân 5 xã ở Mường Vang góp 53 con trâu, 61 con bò, 169 con lợn và hàng chục tấn gạo. Mỗi ngày có 500 - 600 người đến phục dịch liền trong 12 ngày trời mà vẫn bị lang đánh đập” (Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Sơn” - tập I - Huyện ủy Lạc Sơn xuất bản năm 1996).      

Giai đoạn đầu khi mới hình thành, chế độ lang - đạo còn gần gũi với nhân dân, đóng vai trò như là tù trưởng, thủ lĩnh, phù hợp với trình độ sản xuất, quản lý xã hội khi đó. Trải qua hàng trăm năm, chế độ lang - đạo tập trung cho mình quyền tuyệt đối về sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí cả người dân của mình, dẫn đến độc quyền trong phân phối sản phẩm, độc quyền trong việc đề ra các luật lệ. Dân Mường phải lệ thuộc và trở thành nông nô, lao động cho các nhà lang. Chế độ này dần thoái hóa, trở nên cực kỳ bảo thủ, phản động, cản trở bước tiến của xã hội và dần trở nên mâu thuẫn, đối lập sinh tử với dân Mường và bị đánh đổ trong cách mạng tháng 8/1945.

 

                                                            Bùi Huy Vọng (CTV)

Các tin khác

Không có hình ảnh

Truyền thống “ đi trước mở đường” tiếp bước tương lai

(HBĐT) - Địa bàn tỉnh là đầu mối giao thông tỏa đia mọi miền đất nước có tầm đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh. Quốc lộ 6 nối liền Thủ đô với các tỉnh đồng bằng qua miền Trung du lên Tây Bắc, sang Lào, vào các tỉnh khu 4, đến chiến trường miền Nam. Trục đường 6 nối liền quốc lộ 21A, 12A, 21B, quốc lộ 15, tất cả hình thành hệ thống GTVT liên hoàn. Trên các tuyến có 5 bến phà là: Bờ, Rút, Thia, Vụ Bản, Chi Nê. Trên các tuyến giao thông có các cầu, cống lớn, nhiều nhịp, khẩu độ hàng chục mét, có nhiều đoạn qua đèo hiểm trở bên núi, bên sông như dốc Chó Treo, đèo Hút Gió…Đó là những trọng điểm xung yếu được xác định là “yết hầu” của tuyến giao thông trên địa bàn, cũng là trọng điểm đánh phá liên tục của giặc Mỹ trong chiến tranh.

Xã Thu Phong âm vang chiến công bắn rơi máy bay Mỹ

(HBĐT)- Mảnh đất anh hùng Thu Phong (Cao Phong) đang từng ngày đổi thay. Thu Phong phủ một màu xanh bạt ngàn của những đồi cam. Trái cam vàng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây luôn âm vang chiến công oanh liệt dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ ngày 20/7/1966 của 5 dân quân xã Thu Phong.

Nhìn lại đôi nét lịch sử huyện Lạc Sơn, văn hóa Mường qua một bộ sưu tập ảnh quý

(HBĐT) - Hiện nay, tại làng Chiềng Vang ở huyện Lạc Sơn, trong gia đình ông Quách Phẩm còn lưu giữ hơn 100 bức ảnh đen trắng được chụp từ những năm 1930 - 1940 của thế kỷ XX, có giá trị về nhiều mặt. Qua thông tin các bức ảnh có thể cho ta thấy được phần nào về văn hóa, đời sống của người Mường trong thời Pháp thuộc. Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, lịch sử tác động đến gia đình cộng với sự dịch chuyển nhiều lần, qua tay nhiều người, chất liệu ảnh cơ bản in trên giấy nên nhiều ảnh đã phai, ố, bong tróc, tuy nhiên có nhiều bức ảnh còn giữ được những nét cơ bản dễ nhận biết.

Đồng chí Lê Duẩn - tấm gương người chiến sỹ cộng sản kiên cường

(HBĐT) - Sau khi đất nước thống nhất, cả nước cùng tiến lên CNXH, đồng chí Lê Duẩn đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xác định và hoàn chỉnh đường lối cách mạng XHCN ở nước ta. Đường lối ấy thể hiện những tư tưởng lớn của đồng chí về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; về nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; về tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ; về nền văn hóa mới và con người mới XHCN; về cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý...

Ngày Giỗ Tổ, nghĩ về sức mạnh cội nguồn dân tộc

(HBĐT) - Ngày Quốc giỗ Hùng Vương là dịp để cháu con hôm nay nghĩ suy về truyền thống cha ông, tự hào về sức mạnh cội nguồn, về sự trường tồn của dân tộc.

Phát huy giá trị của Mo Mường trong sử thi "Vườn hoa, núi cối vùng Mường Thàng, Cao Phong

Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, món ăn tinh thần trong đời người Mường ở tỉnh Hòa Bình nói chung và của người Mường huyện Cao Phong nói riêng. đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục