(HBĐT)- Mảnh đất anh hùng Thu Phong (Cao Phong) đang từng ngày đổi thay. Thu Phong phủ một màu xanh bạt ngàn của những đồi cam. Trái cam vàng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây luôn âm vang chiến công oanh liệt dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ ngày 20/7/1966 của 5 dân quân xã Thu Phong.

 

Ông Bùi Văn Kệnh, xóm Thá, xã Thu Phong (Cao Phong) kể lại cho con cháu về chiến công bắn rơi máy báy F105 ngày 20/7/1966

của dân quân xã Thu Phong.

 

Năm 1966, Bác Hồ ra lời kêu gọi cả nước đứng lên kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dân quân xã Thu Phong đã nhanh chóng tập trung đông đủ tại nhà đồng chí Bùi Văn Chiêm, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Công an xã để lắng nghe lời kêu gọi của Bác. Sau đó, Đảng bộ xã đã phát động  phong trào đánh Mỹ cứu nước với phương châm: “lấy đồng ruộng, nương rẫy làm chiến hào! Tay cày, tay súng!  Mỹ đến thì đánh, Mỹ chạy thì cuốc”. Khẩu hiệu “Cuốc, cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương” đã trở thành phương châm hành động của xã. Các đồi cao được chọn làm trận địa trực chiến. Bốn trung đội dân quân của các xóm Bưng, Vỏ, Nam, Sơn, Hợp Tiến đều trực chiến trận địa 24/24 giờ, sẵn sàng chiến đấu khi địch xâm phạm đến quê hương trong bất cứ thời tiết nào, ngày hay đêm.

 

Cùng đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Thu Phong, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Kệnh, xóm Thá là 1 trong 5 đồng chí tham gia bắn rơi máy bay F105. ông là người duy nhất tham gia trận chiến khi xưa còn sống. Bên chén chè, người lính năm xưa  say sưa kể cho con cháu về chiến công oanh liệt của một thời đỏ lửa, về giây phút thiêng liêng bắn rơi chiếc máy bay của Mỹ. ông kể: Ngày 20/7/1966, toàn bộ cán bộ chủ chốt của xã tập trung tại nhà đồng chí Bàng để triển khai tình hình quân sự và rút kinh nghiệm chuẩn bị cho chiến đấu. Khoảng 14 giờ, hội nghị đang họp thì phát hiện có 2 chiếc máy bay đang nối đuôi nhau bay từ hướng Kim Bôi đến. Chúng đã phát hiện thấy một chiếc ô tô của Công ty vận tải Hòa Bình đang dừng ở đỉnh dốc Cun. Chúng bay vòng trở lại và bổ nhào bắn 1 loạt đạn vào ô tô đang đỗ. Ngay lập tức, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Văn Kệnh, đội hình chiến đấu đã được triển khai nhanh chóng theo các phương án được luyện tập. Với tinh thần khẩn trương, thần tốc, bằng hai loạt đạn súng trường, tôi cùng 4 đồng chí gồm: Nguyễn Thế Ngung, Đoàn Đức Tính, Nguyễn Trấn Thanh và Bùi Văn Láy đã bắn rơi tại chỗ máy bay F105. Dân quân tự vệ của xã không có ai bị thương. Tên phi công lái máy bay chết tại trận. Thành tích của dân quân xã Thu Phong đã nâng tổng số máy bay của Mỹ bị quân và dân tỉnh ta bắn rơi lên 3 chiếc.

Với chiến công oanh liệt dùng súng trường bắn rơi máy bay của Mỹ, lực lượng vũ trang xã Thu Phong được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng Huân chương Quân công hạng ba và tặng Huân chương Chiến công hạng ba cho tổ dân quân trực tiếp lập công. Đảng bộ và nhân dân xã phấn khởi đón đồng chí Phạm Văn Đồng - Thủ tướng Chính phủ về thăm, khen ngợi và động viên tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của dân quân tự vệ.

 

Thời chiến cầm súng đánh giặc, thời bình người dân Thu Phong tích cực làm kinh tế trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Năm 2016, thu nhập bình quân của xã đạt 26 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,5%. Để đạt được thành tựu như vậy là sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cùng chung sức, đồng lòng trong công cuộc phát triển KT-XH. Xã Thu Phong thực hiện có hiệu quả mô hình trồng cây có múi. Là 1 trong 5 xã của huyện Cao Phong nằm trong vùng được sử dụng chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong. Hiện nay, tổng diện tích cây có múi của xã có 260,9 ha, trong đó 70 ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.

 

Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ xã Thu Phong đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho nhân dân; triển khai và phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước; quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Đảng bộ xã luôn quan tâm phát triển đảng viên mới, thường xuyên cử quần chúng ưu tú đi học lớp nhận thức về Đảng. Năm 2016 và quý I/2017, Đảng bộ xã kết nạp được 14 quần chúng ưu tú vào Đảng.

 

                                                                   

 

                                                                Thu Thủy

 

 

 

 

Các tin khác


Độc đáo phong vị ẩm thực xứ  Mường - Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường ở xã Mai Hạ xưa, nay vẫn tự hào về ẩm thực của họ, điều đó được ghi nhận qua việc truyền tụng trong xã hội những câu thành ngữ khá nổi tiếng: “Củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong” hay “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”…

Nghệ thuật dân gian trong trang phục truyền thống của người Mường

(HBĐT)- So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi.

Giang Mỗ - nơi ghi dấu chiến công Anh hùng Cù Chính Lan

(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Cù Chính Lan sớm tham gia cách mạng. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc.

 Huyện Kỳ Sơn, vùng đất thức ở cửa ngõ tỉnh lỵ

(HBĐT) - Kỳ Sơn cũng là vùng đất cổ được hình thành khá sớm của tỉnh. Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc Mường, Kinh, Dao huyện Kỳ Sơn đã chung sức xây dựng huyện ngày một phát triển toàn diện. Trước tháng 12/2001, vùng đất Kỳ Sơn rộng lớn, trù phú bao gồm các xã thuộc huyện Cao Phong hiện nay; nơi được biết đến là “thủ phủ” của cây mía tím, cây có múi cùng nét bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có 10 xã, thị trấn gồm: thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ, Dân Hòa, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Phúc Tiến, Mông Hóa, Độc Lập và Yên Quang.

Chiến thắng Hòa Bình tạo thế phát triển mới cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp (Tiếp theo số báo trước và hết)

(HBĐT) - Ngày 23/2/1952, địch bắt đầu rút chạy khỏi TX Hòa Bình. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích ven đường 6 đã kịp thời truy kích, chặn đánh, chia cắt toàn quân địch, dội pháo xuống đội hình hành quân tháo chạy của chúng. Tại Thịnh Lang, 2 đại đội địch bị tiêu diệt. Tại bến Ngọc, nhiều ca nô bị bắn chìm, xe giặc bốc cháy, hàng chục tên giặc tan xác. Trên các đoạn đường quốc lộ số 6 từ Phương Lâm đến Đầm Lấm, từ cầu Dụ đến Xuân Mai trên 1 tiểu đoàn giặc phải phơi xác.

Chiến dịch Hòa Bình - mốc son trong lịch sử chống thực dân Pháp

(HBĐT) - Đối phó với tình hình trên, Tỉnh ủy đã kịp thời huy động bộ đội, công an truy đuổi bọn biệt kích, lùng bắt bọn phản loạn. Bị thế trận chiến tranh nhân dân bao vây chia cắt, chặn đường chi viện tiếp tế, quân giặc ở phân khu thị xã, phân khu sông Đà ngày thêm khốn quẫn, tinh thần sỹ quan, binh lính ngày thêm sa sút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục