(HBĐT) - Địa bàn tỉnh là đầu mối giao thông tỏa đia mọi miền đất nước có tầm đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh. Quốc lộ 6 nối liền Thủ đô với các tỉnh đồng bằng qua miền Trung du lên Tây Bắc, sang Lào, vào các tỉnh khu 4, đến chiến trường miền Nam. Trục đường 6 nối liền quốc lộ 21A, 12A, 21B, quốc lộ 15, tất cả hình thành hệ thống GTVT liên hoàn. Trên các tuyến có 5 bến phà là: Bờ, Rút, Thia, Vụ Bản, Chi Nê. Trên các tuyến giao thông có các cầu, cống lớn, nhiều nhịp, khẩu độ hàng chục mét, có nhiều đoạn qua đèo hiểm trở bên núi, bên sông như dốc Chó Treo, đèo Hút Gió…Đó là những trọng điểm xung yếu được xác định là “yết hầu” của tuyến giao thông trên địa bàn, cũng là trọng điểm đánh phá liên tục của giặc Mỹ trong chiến tranh.

Ngành GTVT tham mưu cho tỉnh huy động nguồn vốn ngoài ngân sách xây dựng tuyến đường Hòa Lạc- TP Hòa Bình.

 

Cho đến nay, trong ký ức của lớp lớp cán bộ, người lao động ngành GTVT vẫn còn in đậm những kỷ niệm không thể nào quên về một thời “ lửa đạn”, kiên cường, bền bỉ vượt qua biết bao hy sinh, gian khổ, bom dập, bom rơi hoàn thành nhiệm vụ giữ vững mạch máu giao thông của Tổ quốc, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên mỗi đoạn đường, cung đường, bến phà, công trình giao thông đều như còn những ký ức thiêng liêng và rất đỗi hào hùng trong tiếng mưa bom, bão đạn quân thù vẫn hừng hực khí thế thi đua lao động bám cầu, giữ đường.

 

Trên các bến phà Chợ Bờ, Suối Rút… ngành GTVT tổ chức hai công trường thi công cầu phao bương dồn dập, gấp rút. Trên địa bàn không rộng có đông đủ lực lượng thi công như: Công trường làm cầu phao, công trường mở bến tránh, bến phụ với hàng trăm dân quân, dân công lên phục vụ công trường. Cầu phao bương Chợ Bờ, Suối Rút hoàn thành phục vụ kịp thời nhiệm vụ đột xuất của Trung ương. Các đoàn xe vận tải đủ các loại liên tục ngày đêm chi viện cho chiến trường. Công tác quản lý cầu phao giao lại cho hai bến phà quản lý.

 

Bến phà Vụ Bản được khẩn trương xây dựng bắc cầu phao bương mặt gỗ để đảm bảo giao thông trong mọi tình huống, trước mắt bảo đảm lưu lượng 300 xe ngày, đêm. Bến phà Thia trên đường 24 được tăng cường phương tiện phà ca nô, công nhân, cán bộ bổ sung đủ 3 ca hoạt động ngày đêm. Đường 12B một số cầu dài hàng trăm mét đều phải làm cầu nghi trang (cầu giả) rất công phu nhằm đánh lừa giặc lái.

 

Những nơi sung yếu như đèo, dốc quanh co, đường đi qua vùng chiêm trũng quanh năm bùn lầy đều có đá phòng không dự trữ theo sơ đồ để khi xảy ra sự cố do địch đánh phá là có vật liệu tung ra hàn gắn ngay. Trong những năm tháng hào hùng, sôi động ấy, việc mở đường Đà Bắc- tuyến đường có chiều dài 84 km bắt đầu từ phố Đúng qua xã Hoà Bình, Tu Lý đi Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng, Mường Tuổng ra cửa Nánh giáp Sơn La, Nghĩa Lộ có tầm quan trọng về các mặt kinh tế, quốc phòng và trực tiếp đối với đời sống văn hoá, xã hội của nhân dân các dân tộc huyện Đà Bắc.

 

Trên đường 21A, các cầu Beo, cầu Chéo địch đánh phá liên tiếp có gây thiệt hại nhưng ta đã chuẩn bị đường ngầm từ trước cho xe qua lại không bị ách tắc. Cầu Chiềng, cầu Lạng dài hàng trăm mét vẫn hiên ngang đứng vững phục vụ cho các đoàn xe, pháo ngược xuôi. ..Địch phá một ta làm gấp hai, ba với nhiều mưu trí thông minh, sáng tạo. Nào là cầu phà dã chiến, cầu dây cáp bến Khoang, puli giây cáp bến phà Suối Rút, Vụ Bản, Chi Nê, cầu treo Lạc Sơn, cầu phao bương, phao phi mặt sắt, mặt gỗ, mặt tre, cống xếp khan đá ong, đá hộc, trụ cầu bằng cũi lợn chồng nề… Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tay cuốc, tay súng, trận địa là mặt đường, cuốc xẻng là vũ khí, công nhân là chiến sĩ. Các đơn vị hạt, bến, đội xe, bến tầu, bến cảng… được cấp trên trang bị vũ khí tham gia trực chiến trên các mỏm đồi cao và những nơi trọng điểm. Nhiều máy bay tan xác trên bầu trời Hoà Bình.

 

Trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã đánh vào những mục tiêu giao thông của Hoà Bình 108 lần. Có những địa điểm chúng đánh phá liên tục cả ngày đêm như: bến phà suối Rút, chợ Bờ, cầu Vụ Bản, cầu Vạn Mai, đường 21 … Với ý chí và quyết tâm, tinh thần dũng cảm của cán bộ, nhân dân, giao thông không những không bị gián đoạn mà còn được phát triển hoàn chỉnh hơn, tốt hơn, cả đường bộ và đường sông. Phương tiện vận tải cũng được trang bị nhiều hơn, tốt hơn: đường trục chính tăng 33%, phương tiện đường bộ tăng 48%, đường thuỷ tăng 35%, khối lượng vận chuyển tăng 39%. Đồng thời mạng lưới giao thông nông thôn cũng được phát triển rộng rãi, đến năm 1968 đã xây dựng được 4.818 km, tăng 240 % so với trước  năm 1965. Thời kỳ đó, công tác giao thông Hoà Bình được xếp thứ 2 trong các tỉnh miền núi, được Bộ GTVT tặng cờ luân lưu của Hồ Chủ tịch và thưởng 40.000đ về thành tích thi đua giao thông nông thôn, được Quốc hội, Hồ Chủ tịch tặng thưởng 7 Huân chương Lao động các loại cho tập thể đạt nhiều thành tích.

 

Hiện nay, những tuyến đường, công trình giao thông ghi dấn ấn của năm tháng hào hùng trong kháng chiến đang được đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu phát triển. Chất lượng mặt đường được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100% đối với quốc lộ, đạt 98,3% đối với mạng đường khu vực xã đặc biệt khó khăn đạt 97,5% đối với đường tỉnh, đạt 72,2% đối với đường huyện, đạt 51% đối với đường xã, liên xã, đạt 100% đối với đường đô thị. Tỉnh đang huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch phát triển GTVT xây dựng mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, có khả năng kết nối thuận lợi với các tỉnh, thành phố, phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH.

 

                                                                                 L.C

 

 

Các tin khác


Phát huy giá trị của Mo Mường trong sử thi "Vườn hoa, núi cối vùng Mường Thàng, Cao Phong

Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, món ăn tinh thần trong đời người Mường ở tỉnh Hòa Bình nói chung và của người Mường huyện Cao Phong nói riêng. đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời.

Độc đáo phong vị ẩm thực xứ  Mường - Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường ở xã Mai Hạ xưa, nay vẫn tự hào về ẩm thực của họ, điều đó được ghi nhận qua việc truyền tụng trong xã hội những câu thành ngữ khá nổi tiếng: “Củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong” hay “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”…

Nghệ thuật dân gian trong trang phục truyền thống của người Mường

(HBĐT)- So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi.

Giang Mỗ - nơi ghi dấu chiến công Anh hùng Cù Chính Lan

(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Cù Chính Lan sớm tham gia cách mạng. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc.

 Huyện Kỳ Sơn, vùng đất thức ở cửa ngõ tỉnh lỵ

(HBĐT) - Kỳ Sơn cũng là vùng đất cổ được hình thành khá sớm của tỉnh. Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc Mường, Kinh, Dao huyện Kỳ Sơn đã chung sức xây dựng huyện ngày một phát triển toàn diện. Trước tháng 12/2001, vùng đất Kỳ Sơn rộng lớn, trù phú bao gồm các xã thuộc huyện Cao Phong hiện nay; nơi được biết đến là “thủ phủ” của cây mía tím, cây có múi cùng nét bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có 10 xã, thị trấn gồm: thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ, Dân Hòa, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Phúc Tiến, Mông Hóa, Độc Lập và Yên Quang.

Chiến thắng Hòa Bình tạo thế phát triển mới cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp (Tiếp theo số báo trước và hết)

(HBĐT) - Ngày 23/2/1952, địch bắt đầu rút chạy khỏi TX Hòa Bình. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích ven đường 6 đã kịp thời truy kích, chặn đánh, chia cắt toàn quân địch, dội pháo xuống đội hình hành quân tháo chạy của chúng. Tại Thịnh Lang, 2 đại đội địch bị tiêu diệt. Tại bến Ngọc, nhiều ca nô bị bắn chìm, xe giặc bốc cháy, hàng chục tên giặc tan xác. Trên các đoạn đường quốc lộ số 6 từ Phương Lâm đến Đầm Lấm, từ cầu Dụ đến Xuân Mai trên 1 tiểu đoàn giặc phải phơi xác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục