(HBĐT) - Giai đoạn này, tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao đủ sức cạnh tranh, chú trọng phát triển sản phẩm có giá trị cao. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng tỉnh Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng Thủ đô. Cải cách hành chính của tỉnh đã thu được kết quả tích cực…
Về phát triển kinh tế: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2011 đạt 28.603,90 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 44.796,62 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn này đạt 7%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2011 đạt 16.771,77 tỷ đồng, năm 2015 đạt 26.665,27 tỷ đồng. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh năm 2015 đạt 18.416,49 tỷ đồng; tốc độ tăng GDP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 bình quân đạt 6,9%/năm. GDP trên địa bàn bình quân đầu người năm 2011 đạt 20,99 triệu đồng, năm 2015 đạt 32,35 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế Hòa Bình trong giai đoạn này đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ tăng của ngành dịch vụ còn chậm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2011 đạt 2.409.809 triệu đồng, năm 2015 đạt 3.734.064 triệu đồng.
Tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư vào vùng động lực, bước đầu hình thành vùng kinh tế năng động, để hướng tới sự lan tỏa ra các vùng khác, trọng tâm là việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình, mở rộng QL6, khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn và xây dựng hạ tầng các KCN bờ trái sông Đà, Mông Hóa, Lạc Thịnh... Đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp. Năm 2015, vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành đạt 9.681.847 triệu đồng, trong đó vốn do địa phương quản lý là 9.076.727 triệu đồng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-2015 có 18 dự án được cấp phép, với tổng số vốn đăng ký 338,95 triệu USD, vốn thực hiện là 102,37 triệu USD. Đến ngày 31/12/2015, số dự án được cấp phép là 28 dự án với tổng số vốn đăng ký 445,43 triệu USD, tổng số vốn thực hiện đạt 216,7 triệu USD.
Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm năm 2015 trên toàn tỉnh là 1.809 doanh nghiệp. Theo giá so sánh năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt 7.837,12 tỷ đồng, năm 2015 đạt 10.664,9 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015, đạt 8%/năm. Kinh tế đối ngoại được duy trì, củng cố, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD. Giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn năm 2011 đạt 50,31 triệu USD. Trị giá hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn năm 2011 đạt mức 48,9 triệu USD. Năm 2015, trị giá hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn đạt 286,2 triệu USD.
Về văn hóa - xã hội: Tỉnh đã thực hiện tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo bước phát triển đột phá về quy mô và chất lượng đào tạo đối với lực lượng lao động của tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn, đồng thời cung cấp cho thị trường lao động trong và ngoài nước. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 toàn tỉnh là 27,7%, đến năm 2015 giảm mạnh còn 15,7%.
Trong gần 25 năm tái lập (1991-2015), tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế tỉnh ta đã vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, thực sự có những chuyển biến sâu sắc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã hình thành và ngày càng mở rộng, từng bước chuyển hóa và làm thay đổi tính chất, trình độ của nền kinh tế tự cung tự cấp vốn đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Các tiềm năng được khơi dậy, sức sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện và nâng cao. Hòa Bình đã khẳng định vị trí, tiềm năng, nguồn lực to lớn của mình, đồng thời từng bước hội nhập vào xu thế tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế cả nước, hội nhập vào tiến trình CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
VT (TH)
(HBĐT) - Kiến trúc nhà cửa của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn chiếm được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, sưu tầm cũng như du khách gần xa. Mỗi dân tộc có nét riêng, tạo nên sự độc đáo, phong phú cho các làng bản, cộng đồng.
(HBĐT) - Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ dùng máy bay đánh phá các địa phương ven biển miền Bắc nước ta. Từ tháng 2/1965, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại ở Hòa Bình, ngày 3/5/1965, Mỹ ném bom quốc lộ 12A thuộc địa phận huyện Yên Thủy. Tính đến cuối năm 1965, chúng huy động 1.031 tốp máy bay ném bom, bắn phá 65 địa điểm trong tỉnh.
(HBĐT) - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cùng với miền Bắc, tỉnh Hòa Bình được giải phóng và bước vào thời kỳ cách mạng mới.
(HBĐT) - Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ban Cán sự Đảng tỉnh phân công các đảng viên, cán bộ về các huyện bám sát cơ sở, khẩn trương thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền, mặt trận Việt Minh các cấp; đẩy mạnh tăng gia sản xuất chống đói; phát động phong trào bình dân học vụ; đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ; đối phó với các hoạt động phá hoại của bọn phản động.
(HBĐT) - Từ năm 1976 đến tháng 10/1991 là thời kỳ tỉnh Hòa Bình sáp nhập với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Đây cũng là thời kỳ Hà Sơn Bình cùng cả nước tiến hành công cuộc xây dựng CNXH và tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.
(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh phong trào cách mạng Hòa Bình tiến lên một bước mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, cuối tháng 1/1945, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt T.Ư Đảng quyết định thành lập Ban Cán sự Đảng (BCSĐ) tỉnh, cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư.