(HBĐT) - Tháng 10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập. Đây cũng là thời kỳ Hòa Bình chính thức triển khai mạnh mẽ đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng đề ra, được thúc đẩy bởi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và đường lối phát triển KT-XH đất nước.

Từ một tỉnh có xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp, công nghiệp kém phát triển, kinh tế thuần nông là chủ yếu, Hòa Bình đã chủ động nắm bắt thời cơ, phát huy các thế mạnh, khai thác mọi nguồn lực, tạo ra những bước đột phá để tập trung phát triển KT-XH.

Toàn tỉnh không còn hộ đói, tốc độ giảm nghèo nhanh, từ 31,31% năm 2005 còn 14% năm 2010. Kết cấu hạ tầng  KT-XH được đầu tư phát triển, đường giao thông, điện, trường học, bệnh viện, công trình thủy lợi, các công trình phúc lợi khác phát triển mạnh, làm cho diện mạo của Hòa Bình có nhiều đổi thay nhanh chóng, nhất là TP Hòa Bình và các thị trấn. Tình hình chính trị trong tỉnh ổn định, AN-QP được củng cố, TTATXH được bảo đảm, VH-XH phát triển.

Trong chặng đường này, mỗi giai đoạn đều có các dấu mốc quan trọng: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) của tỉnh năm 1995 đạt 1.098,6 tỷ đồng (theo giá thực tế) và xấp xỉ 290 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1989), tốc độ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 7,8%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thương mại; các ngành sản xuất đều phát triển, thu ngân sách Nhà nước có nhiều khởi sắc. Về phát triển nông nghiệp: Tỉnh đã lập đề án triển khai thực hiện chương trình trồng cây ăn quả gắn với bảo vệ và phát triển vốn rừng. Trong 3 năm (1993 - 1995), ở Hòa Bình xuất hiện hàng nghìn vườn cây ăn quả, hàng vạn nông dân thoát đói, giảm nghèo và làm giàu bằng trồng cây ăn quả. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, diện tích cây lúa có xu hướng giảm, diện tích cây màu, các loại nông sản hàng hóa, cây ngắn ngày giá trị kinh tế cao có chiều hướng tăng lên như: Đậu tương, lạc, đậu xanh. Kết quả công tác trồng rừng giai đoạn 1996 - 2000 trong toàn tỉnh đạt được 28.800 ha, nâng tổng diện tích rừng trồng của tỉnh đến năm 2000 là 50.400 ha, khoanh nuôi bảo vệ rừng được 137.000 ha, nâng độ che phủ lên 37,2%. Diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2005 - 2010 đạt bình quân 8.850 ha/năm, độ che phủ rừng tăng từ 43,7% năm 2005 lên 46% năm 2010. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, từ cuối năm 1992, tỉnh phá bỏ tập quán trồng cây thuốc phiện của đồng bào Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Công tác định canh, định cư và vùng kinh tế mới đạt được mục tiêu đề ra, đã xóa bỏ hoàn toàn diện du canh, du cư. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 1.750 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 10 nghìn tỷ đồng. Năm 2010, tỉnh có 324 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 13.212 tỷ đồng và 36 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh là 302 dự án, trong đó có 19 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 283 dự án đầu tư trong nước. Năm 2010, tỉnh có 8 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các KCN Việt Nam với diện tích 1.600 ha (Yên Quang, Lương Sơn, Nhuận Trạch, Nam Lương Sơn, Thanh Hà, bờ trái sông Đà, Mông Hóa); 17 cụm công nghiệp với diện tích 500 ha được quy hoạch chi tiết; gần 300 dự án đầu tư.

Bộ mặt đô thị TP Hòa Bình có nhiều đổi mới, nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng như: đường Trần Hưng Đạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền, trường Trung cấp Nghề Hòa Bình, trường Trung học Kinh tế kỹ thuật, khu dân cư bờ trái sông Đà và Bắc đường Trần Hưng Đạo. Nhiều tuyến đường như: đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh, đường 433 huyện Đà Bắc, đường lên 3 xã vùng cao huyện Lạc Sơn, đường Thượng Cốc - Phú Lương (Lạc Sơn), đường Vạn Mai - Cun Pheo (Mai Châu)... hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu đi lại, phát triển du lịch, trao đổi hàng hóa của Nhân dân. Mạng lưới viễn thông trong những năm 2006 - 2010 phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng, ngày càng được nâng cấp, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của Nhân dân. Đến năm 2010, thuê bao hòa mạng đạt tỷ lệ 68 máy điện thoại/100 dân, doanh thu từ viễn thông hàng năm tăng từ 25 - 30%.

Công tác GD&ĐT giai đoạn 2005 - 2010 đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Phát triển GD&ĐT gắn với nhu cầu phát triển KT-XH của từng địa phương. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 8.749 phòng học, trong đó có 5.224 phòng học kiên cố, 2.329 phòng học cấp 4, 1.145 phòng ở công vụ giáo viên, 564 phòng thư viện, 185 phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn. Số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Hòa Bình được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục THCS, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Sự nghiệp y tế, công tác CSSK Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hóa - thể thao tạo được nhiều nét mới. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình thực sự được cải thiện.

V.T (TH)


Các tin khác


Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử: Đảng bộ và Nhân dân tỉnh đóng góp cho kháng chiến chống Mỹ

(HBĐT) - Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ dùng máy bay đánh phá các địa phương ven biển miền Bắc nước ta. Từ tháng 2/1965, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại ở Hòa Bình, ngày 3/5/1965, Mỹ ném bom quốc lộ 12A thuộc địa phận huyện Yên Thủy. Tính đến cuối năm 1965, chúng huy động 1.031 tốp máy bay ném bom, bắn phá 65 địa điểm trong tỉnh.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cùng với miền Bắc, tỉnh Hòa Bình được giải phóng và bước vào thời kỳ cách mạng mới.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ban Cán sự Đảng tỉnh phân công các đảng viên, cán bộ về các huyện bám sát cơ sở, khẩn trương thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền, mặt trận Việt Minh các cấp; đẩy mạnh tăng gia sản xuất chống đói; phát động phong trào bình dân học vụ; đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ; đối phó với các hoạt động phá hoại của bọn phản động.

Tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ năm 1976 đến tháng 10/1991

(HBĐT) - Từ năm 1976 đến tháng 10/1991 là thời kỳ tỉnh Hòa Bình sáp nhập với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Đây cũng là thời kỳ Hà Sơn Bình cùng cả nước tiến hành công cuộc xây dựng CNXH và tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh phong trào cách mạng Hòa Bình tiến lên một bước mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, cuối tháng 1/1945, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt T.Ư Đảng quyết định thành lập Ban Cán sự Đảng (BCSĐ) tỉnh, cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, Báo Hòa Bình mở chuyên mục "Đảng bộ tỉnh Hoà Bình - những mốc son lịch sử" tuyên truyền về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh đạo giành chính quyền trên địa bàn tỉnh cũng như củng cố, xây dựng chính quyền nhân dân, lãnh đạo phát triển KT-XH, xây dựng quê hương Hoà Bình giàu mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục